Tin tức
Nhiễm HPV ở phụ nữ - vấn đề sức khỏe phổ biến và cách phòng tránh
- 18/12/2020 | Tất tần tật những điều cần biết về xét nghiệm HPV
- 13/12/2020 | Cẩm nang những thông tin cần biết trước khi tiêm phòng vacxin HPV
- 13/12/2020 | Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không và địa chỉ tiêm chủng uy tín
1. Tìm hiểu thông tin về virus HPV
Virus HPV còn được gọi là Human papillomavirus là một loại virus gây u nhú ở người, trong hơn 150 loại HPV thì có đến 40 loại gây ra các bệnh về đường sinh dục ở cả nam và nữ.
Virus HPV được lây truyền qua đường máu, lây khi tiếp xúc, dùng chung đồ dùng cá nhân và phổ biến nhất là đường tình dục. Tuy nhiên, nhiễm trùng HPV vẫn có thể xảy ra đối với cả những người không quan hệ tình dục.
HPV được xác định là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung
Có đến 80% phụ nữ bị nhiễm HPV một lần trong đời, đa số trong số những người bị nhiễm có thể loại bỏ được virus HPV nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu không tự khỏi, virus HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục, hay còn gọi là bệnh sùi mào gà. Nếu nhiễm HPV kéo dài, virus có thể gây ra các biến đổi tế bào, dẫn đến các tổn thương tiền ung thư và cuối cùng là tiến triển thành ung thư, bao gồm các bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật, hậu môn, ung thư khẩu hầu,.... Quá trình tiến triển và gây ra những tổn thương tiền ung thư của virus HPV thường không có biểu hiện, người nhiễm HPV hầu hết là vô tình phát hiện ra khi khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi bệnh tiến triển thành ung thư mới phát hiện được.
2. Những bệnh HPV ở phụ nữ và triệu chứng
Các trường hợp nhiễm HPV ở phụ nữ có thể có thể có những biểu hiện bệnh khác nhau tùy theo chủng HPV mắc phải thuộc nhóm nguy cơ cao hay thấp. Hầu hết các bệnh lý được liệt kê dưới đây là các bệnh gây ra do các chủng HPV thuộc nhóm nguy cơ cao.
mụn cóc sinh dục
Cơ quan sinh dục của nữ giới khá phức tạp nên khá tốn thời gian trong việc phát hiện các mụn cóc sinh dục. Bệnh nhân bị mụn cóc sinh dục có những nốt sùi màu hồng nhạt, nâu, có dịch bên trong mọc ở âm đạo và tử cung, môi lớn, môi bé của cơ quan sinh dục, khi quan hệ tình dục hoặc có các tác động, các nốt mụn này có thể vỡ ra gây đau rát, dịch từ trong mụn chảy ra gây nhiễm trùng, bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn. Mụn cóc còn có thể mọc ở nhiều vị trí khác như hậu môn, da, miệng, lưỡi.
Da của người bệnh nhiễm HPV nổi các mụn cóc sinh dục
Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ do virus HPV có xu hướng xảy ra ở các phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc. Biểu hiện của bệnh là âm hộ bị căng tức, da âm hộ thay đổi màu sắc, trên da âm hộ xuất hiện những khối u, mụn cóc và các vết loét; người bệnh gặp phải tình trạng ngứa âm hộ kéo dài và xuất huyết âm đạo bất thường.
Ung thư hậu môn
Ngoài việc nhiễm HPV, nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn cũng tăng lên khi người bệnh có thói quen hút thuốc, có quan hệ bằng đường hậu môn. Triệu chứng của bệnh là gần hậu môn xuất hiện những khối u, gây ngứa, hậu môn có dịch chảy ra, thói quen đại tiện của người bệnh bị thay đổi, đại tiện phân lỏng và bị chảy máu trực tràng.
HPV cũng có thể tấn công các niêm mạc và gây ung thư ở khoang miệng - họng
Ung thư vòm họng
Khoảng 25% các trường hợp ung thư khoang miệng - họng có liên quan đến việc nhiễm HPV. Dấu hiệu khi mắc bệnh ung thư khoang miệng - họng là trên lưỡi, niêm mạc miệng xuất hiện các mảng đỏ, hoặc đỏ và trắng, miệng sưng và xuất hiện các vết loét không liền lại sau 3 tuần, ở họng có cảm giác có vật cản, đau khi nuốt.
Ung thư cổ tử cung
Đại đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan tới virus HPV, các nguyên nhân khác có nhưng rất hiếm. Có hai dạng ung thư cổ tử cung, dạng thứ nhất tác động đến bề mặt da cổ tử cung, còn gọi là ung thư tế bào biểu mô vảy, dạng thứ hai tác động đến tuyến yên bên trong cổ tử cung, còn gọi là ung thư tuyến. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn ung thư, bệnh nhân có triệu chứng thay đổi thói quen đi tiểu, đau vùng chậu, chân sưng đau, dịch tiết âm đạo khác thường và máu âm đạo chảy bất thường.
3. Biện pháp phòng tránh nhiễm HPV ở phụ nữ
Tiêm vaccine phòng HPV
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vaccine là Gardasil và Cervarix phòng HPV và được chỉ định cho nữ giới, đạt hiệu quả đến 98% đối với phòng chống các chủng HPV 16-18 gây ung thư ung thư cổ tử cung, âm hộ, hậu môn và bệnh mụn cóc sinh dục, và đạt hiệu quả cao nhất khi người tham gia tiêm phòng chưa quan hệ tình dục và chưa có các tiếp xúc có thể lây nhiễm với người nhiễm HPV, tiêm vacxin khi đã từng quan hệ có thể giảm nguy cơ nhiễm HPV.
Tiêm vaccine là phương pháp phòng chống hiệu quả virus HPV
Độ tuổi có thể tiêm là khoảng từ 9 đến 26 tuổi, trong đó, tuổi tiêm phòng lý tưởng là 11 - 12 tuổi. Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất tiêm phác đồ 3 mũi cho mọi lứa tuổi.
khám sức khỏe định kỳ sàng lọc ung thư cổ tử cung
Bắt đầu từ độ tuổi 21, nữ giới nên đi khám định kỳ để ngăn ngừa bệnh. Có thể tiến hành xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) và xét nghiệm virus HPV để phát hiện dấu hiệu tiền ung thư qua những tế bào đầu tiên có dấu hiệu biến đổi, phát hiện chủng virus gây bệnh và xác định giai đoạn tiến triển của bệnh.
Xét nghiệm HPV có thể giúp xác định giai đoạn tiến triển bệnh ung thư cổ tử cung
Quan hệ tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm HPV. Tuy không thể phòng ngừa triệt để do việc lây nhiễm có thể lây lan qua những phần bao cao su không thể bao phủ.
Duy trì quan hệ một vợ một chồng hoặc quan hệ duy nhất một bạn tình có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HPV.
Nhiễm HPV ở phụ nữ không còn là vấn đề xa lạ, tuy nhiên nhiều chị em vẫn còn thờ ơ với việc phòng tránh. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp độc giả bảo vệ sức khỏe bản thân đúng cách bằng cách gọi đến hotline 1900565656 để được tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!