Tin tức
Những điều bạn cần biết về tiểu không tự chủ ở người già
- 11/04/2021 |Mối nguy hiểm tiềm tàng của tiểu không tự chủ ở nam giới
- 21/07/2022 |Góc tư vấn: Người già nên ăn gì để duy trì sức khỏe tốt
- 26/07/2022 |Góc chia sẻ: Người già suy nhược cơ thể nên ăn gì?
- 30/07/2022 |Cảnh giác với các dấu hiệu của chứng lú lẫn ở người già
1. Tiểu không tự chủ ở người già ảnh hưởng như thế nào?
Đối với những người cao tuổi, có thể suy giảm chức năng thận hay rối loạn hoạt động củabàng quang, hội chứng bàng quang tăng hoạt. Đối với nam giới cao tuổi còn có thể có tình trạng phì đại tiền liệt tuyến cũng gây ra rối loạn tiểu tiện. Việc cơ vòng của bàng quang đóng mở không thể kiểm soát sẽ khiến cho tình trạngtiểu không tự chủ ở người giàxuất hiện. Đó là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ thường thấy ở những người cao tuổi.
Hội chứng tiểu không tự chủ ở người già có tác động xấu đến cuộc sống
Việc tiểu tiện không tự chủ gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh và người chăm sóc. Người già có thể cảm thấy khá tự ti, bị mặc cảm khi giao tiếp với người ngoài. Có một số trường hợp nặng hơn là họ không thể nào tự chủ được cả việc đại tiện. Vấn đề này có thể khiến cho người mắc bệnh bị rối loạn tâm thần và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của cuộc sống.
Ngoài ra, chứng tiểu không thể tự chủ ở người già còn có khả năng gây nên tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Nguyên nhân là do lượng nước tiểu bị dồn ứ lại ở bên trong bàng quang khiến bộ phận này bị nhiễm trùng. Nếu tình trạng trên không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận,…
2. Chẩn đoán chứng tiểu không tự chủ đối với người già
Chẩn đoán chứng bệnh tiểu không tự chủ ở người già sẽ giúp cho bác sĩ phát hiện bệnh sớm, đồng thời đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng trường hợp. Những phương án được sử dụng để chẩn đoán bệnh gồm có:
Chẩn đoán tình trạng bệnh tiểu không thể tự chủ ở người già như thế nào?
Hỏi về tiền sử bệnh nhân nhằm mục đích xác định được nguồn gốc, khoảng thời gian khởi phát cũng như mức độ nghiêm trọng. Việc nắm rõ được bệnh sử sẽ mang đến nhiều thông tin có ích trong việc chẩn đoán cho bệnh nhân.
Khám bệnh lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám ở vùng bụng; tình trạng tâm thần; khả năng đi lại; tình trạng trực tràng và cả tuyến tiền liệt (đối với nam); khám phụ khoa, vùng chậu và trực tràng (đối với nữ),... nhằm xác định rõ được nguyên nhân và có thể phân loại rõ ràng hơn.
Sử dụng một số bài test: Bệnh nhân ở tư thế đứng, bàng quang căng nước tiểu, yêu cầu bệnh nhân ho một tiếng để xác định tình trạngtiểu không tự chủgắng sức.
Các xét nghiệm gồm: tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, xét nghiệm Glucose máu, chức năng thận, siêu âm, chụp hệ tiết niệu (chụp X-quang, CT, MRI),…
Các xét nghiệm và kiểm tra sẽ được thực hiện
Chụp X-quang cho hệ tiết niệu nhằm chẩn đoán những thương tổn có liên quan đến việc đi tiểu không thể tự chủ đối với người già.
Đo lượng nước tiểu còn dư lại sau khi đi vệ sinh bằng biện pháp siêu âm.
Tiến hành soi bàng quang; các biện pháp đo niệu dòng đồ, động học, áp lực đồ của bàng quang và ổ bụng khi són tiểu. Bên cạnh đó còn đo thêm áp lực dọc niệu đạo khi người bệnh gắng hết sức và điện cơ đồ của cơ thắt.
3. Các biện pháp điều trị chứng tiểu không tự chủ ở người già
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị chứng bệnh tiểu không tự chủ ở người già. Tuy nhiên, trước đó, bác sĩ cần phải xác định được rõ nguyên nhân khởi phát là gì để có một giải pháp phù hợp. Một vài biện pháp điều trị thường được áp dụng có thể kể đến như:
Các biện pháp điều trị thường được áp dụng
Điều trị các loại bệnh lý có khả năng làm khởi phát chứng tiểu không tự chủ như chứng suy tim, bệnh đái tháo đường, phổi bị tắc nghẽn mạn tính, bị rối loạn thần kinh - giấc ngủ hay chứng đột quỵ,...
Những loại thuốc chẹn alpha hay có tác động đến hệ thần kinh trung ương, những loại thuốc lợi tiểu mạnh,... cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu không tự chủ. Vì vậy, người bệnh cần được điều chỉnh và có những thay thế phù hợp hơn.
Thay đổi một thói quen sống phù hợp hơn, không sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, thường xuyên tập các bài Kegel để giúp cho cơ củatầng sinh mônđược săn chắc hơn. Duy trì lượng nước cho cơ thể khoảng 1.500ml/ngày và hạn chế uống nước vào buổi tối. Người bệnh không nên hút thuốc là và có thói quen tập luyện bàng quang và đi tiểu.
Biện pháp can thiệp không xâm lấn bằng cách kích thích điện học với điện cực ở bề mặt tại tầng sinh môn, khu vực xương mu và thành âm đạo. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng các xung từ ở tầng sinh môn và khu vực xương cùng. Ngoài ra, thần kinh chày sau cũng sẽ được kích thích bằng kim xung điện được cắm ở bên dưới da ngay tại vị trí ở trên mắt cá chân. Thực hiện kích thích bằng xung từ trường ở khu vực tầng sinh môn và cả xương cùng.
4. Biện pháp sử dụng thuốc cho người bệnh
Bên cạnh những biện pháp vật lý trên thì chứng tiểu không tự chủ ở người già cũng có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc gồm:
Các loại thuốc uống được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc kháng hệ muscarinic.
Thuốc đồng vận adrenergic.
Bổ sung thêm estrogen với thuốc bôi vùng âm đạo: Trong quá trình sử dụng sẽ tiến hành theo dõi tình trạng chảy máu âm đạo.
Bổ sung thêm Desmopressin - đồng phân quang học của vasopressin
Chẹn alpha - adrenergic: Thuốc này sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh với nguyên nhân là do phì đạituyến tiền liệtvà bị tắc nghẽn đường tiểu.
Lưu ý: Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Nhìn chung, chứngtiểu không tự chủ ở người giàsẽ mang lại cho cả người bệnh lẫn người chăm sóc khá nhiều vấn đề. Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng đưa người thân của mình đến thăm khám và điều trị kịp thời tại chuyên khoa Thận Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Quý khách có thể gọi đến số Tổng đài1900 56 56 56để đặt lịch khám trước.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!