Tin tức
Những triệu chứng uốn ván bạn không nên bỏ qua
- 28/10/2020 |Các loại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván và lịch tiêm chi tiết
- 14/01/2021 |Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu chuẩn theo quy định
- 16/01/2021 |Những triệu chứng uốn ván điển hình theo từng thời kỳ bệnh
- 14/03/2022 |Giải đáp thắc mắc: Bệnh uốn ván có chữa khỏi không?
1. Tìm hiểu chung về bệnh uốn ván
Chắc hẳn mọi người không còn cảm thấy xa lạ với căn bệnhuốn ván, một dạng bệnh cấp tính cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, trực khuẩn Clostridium tetani là tác nhân chính gây bệnh, khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sản sinh ra độc tố và gây tổn thương tới nhiều cơ quan. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao.
Trực khuẩn gâybệnh uốn vánthường xâm nhập vào cơ thể qua cácvết thươngngoài da
Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do uốn ván tương đối cao, đặc biệt là các em bé sơ sinh do nhiễm trùng khi cắt dây rốn. Bên cạnh tình trạng sốt siêu vi ở trẻ thì các bậc phụ huynh cũng nên cảnh giác với bệnh uốn ván. Để chữa trị bệnh kịp thời, chúng ta nên chủ động tìm hiểu cáctriệu chứng uốn vánthường gặp và theo dõi sức khỏe thường xuyên.
2. Trực khuẩn gây bệnh uốn ván lây truyền như thế nào?
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là trực khuẩn gây bệnh uốn ván lây truyền như thế nào? Trên thực tế, Clostridium tetani thường tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh qua vết thương hở ngoài da. Chúng ta thường chủ quan khi da trầy xước, bị bỏng mà không hề hay biết trực khuẩn tận dụng cơ hội này để xâm nhập, gây tổn thương cho hệ thần kinh. Bên cạnh đó, thói quen tái sử dụng bơm kim tiêm, dùng chung kim xỏ khuyên, kim xăm cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh uốn ván. Tốt nhất, mọi người nên đảm bảo vệ sinh vết thương thật sạch sẽ, hạn chế việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
Ởtrẻ sơ sinh, bệnh uốn ván thường xuất hiện do việc cắt dây rốn không được vô trùng, chăm sóc rốn cho bé không cẩn thận. Trường hợp này xảy ra khá phổ biến tại các khu vực vùng sâu vùng xa, người dân chưa được giáo dục kỹ về bệnh uốn ván. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ không nắm được triệu chứng uốn ván ở trẻ nhỏ, họ chỉ biết tình trạng sức khỏe của con khi bệnh trở nặng.
Các bác sĩ phải đảm bảo vệ sinh khi cắt rốn cho trẻ sơ sinh
3. Nhận biết một số triệu chứng uốn ván thường gặp
Như đã phân tích ở trên, uốn ván là bệnh cấp tính rất nguy hiểm, người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu nắm được triệu chứng bệnh thì chúng ta có thể áp dụng phác đồ chữa trị thích hợp, ngăn ngừa biến chứng, giảm thiểu nguy cơ tử vong.
Các bác sĩ cho biết sau khi trực khuẩn tấn công vào cơ thể, chúng sẽ ủ bệnh 3 - 10 ngày, thậm chí có trường hợp phát bệnh sau vài tuần. Điều đáng nói là thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh diễn biến càng nhanh, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
Trực khuẩn gây bệnhuốn vánlà nguyên nhân khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, hoạt động kém hiệu quả. Một số triệu chứng uốn ván thường gặp là: cơ mặt, cơ gáy, lưng và bụng trở nên co cứng, gây cảm giác đau, khó chịu đối với bệnh nhân. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường kể trên, chúng ta nên chủ động tới cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh.
Co cứng cơ mặt là triệu chứng uốn ván thường gặp
Khi trực khuẩn phát triển và lan tỏa khắp cơ thể, các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Cụ thể, bệnh nhân thường bị cong người, gập người hoặc toàn thân thẳng đứng. Một số trường hợp co giật toàn thân sau khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn. Đây là triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh nhân uốn ván, họ cần được bác sĩ theo dõi và chữa trị sớm.
Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, trẻ sơ sinh có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường, hay bỏ bú, kèm theo triệu chứng sốt cao, đổ mồ hôi liên tục… Cha mẹ nhớ theo dõi kỹ dấu hiệu bất thường của bé để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Kinh nghiệm phòng bệnh uốn ván
Sau khi tìm hiểu về triệu chứng uốn ván, chắc hẳn mọi người đã hiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Đó là lý do vì sao chúng ta nên quan tâm tới việc phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ bị uốn ván.
Ngày nay, vắc xin phòng uốn ván đã được sử dụng rộng rãi, chúng có tác dụng phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng. Bộ Y tế luôn khuyến khích người dân trong mọi độ tuổi đi tiêm vắc xin theo lộ trình khoa học. Trong đó, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai là đối tượng được ưu tiên tiêm phòng hàng đầu. Thông thường, lịch tiêm cơ bản 3 mũi và tiêm nhắc mỗi 5 - 10 năm.
Mọi người nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván
Ngoài ra, chúng ta cần cẩn trọng với các vết thương ngoài da dù đó chỉ là một vết trầy xước nhỏ. Tốt nhất mọi người nên vệ sinh, sát trùng thường xuyên để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, trực khuẩn có hại.
5. Địa chỉ tiêm phòng vắc xin uốn ván
Nếu không may gặp phải triệu chứng uốn ván, bạn sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị, vì vậy, chúng ta nên chủ động đi tiêm phòng vắc xin tại các cơ sở y tế chất lượng. Một trong những địa chỉ cung cấp dịch vụtiêm chủnguy tín là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tính đến nay, bệnh viện đã hoạt động hơn 26 năm và sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng.
Bên cạnh dịch vụ tiêm chủng, bệnh viện còn được đánh giá cao về dịch vụ xét nghiệm. Hiện nay, chúng tôi đang sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Ngoài ra, bệnh viện cũng là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cung cấp cho các phòng LAB đạt chuẩn. Điều này chứng tỏ kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn đảm bảo độ chính xác cao.
Nếu bạn đang quan tâm tới bất cứ dịch vụ tiêm chủng hay khám chữa bệnh nào, hãy liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tiêm vắc xin uy tín
Quà bài viết này chắc hẳn mọi người đã nắm được một sốtriệu chứng uốn vánđiển hình và cảnh giác hơn với căn bệnh này. Ngay khi phát hiện nhiễm bệnh, chúng ta nên chủ động tới các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để theo dõi và điều trị kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!