Tin tức
Rối loạn mỡ máu có gây nguy hiểm hay không và cách phòng tránh
- 02/03/2022 |Mỡ máu cao thì sao? Làm cách nào để giảm mỡ máu hiệu quả?
- 03/03/2022 |5 điều cần biết khi điều trị mỡ máu cao tại nhà
- 25/02/2022 |Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì để cải thiện, hỗ trợ điều trị?
1. Nguyên nhân nào gây rối loạn mỡ máu?
Khi nồng độ cholesterol và triglycerid đột ngột tăng quá cao sẽ khiến cho hàm lượngmỡ máutốt trong cơ thể bị giảm đi, gây ra tình trạng rối loạn mỡ máu. Bệnh sẽ chia thành 2 loại với những nguyên nhân sau:
1.1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát
Nguyên nhân gây rối loạn về mỡ máu ở loại này chủ yếu là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh khá hiếm và thường xuất hiện ở độ tuổi trước thiếu niên. Thế nhưng, đây lại chính là yếu tố gây ra rất nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch nghiêm trọng từ sớm và có thể làm cho tuổi thọ của người bệnh bị hạn chế.
1.2. Rối loạn mỡ máu thứ phát
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến với những nguyên nhân dưới đây:
Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Những người lười vận động, ăn quá nhiều thức ăn nhanh, giàu chất béo hoặc sử dụng thường xuyên thực phẩm đóng hộp,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Nếu để lâu không điều trị rất dễ bị xơ vữa động mạch, gây ra tai biến mạch máu trong tương lai.
Uống quá nhiều bia, rượu: Tình trạng này thường hay gặp phải ở những người sử dụng bia, rượu quá nhiều. Lâu dần, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bịgan nhiễm mỡhay thậm chí làxơ gan.
Rối loạn mỡ máu xuất hiện nhiều ở những người có lối sống thiếu khoa học
Bị thừa cân, béo phì: Những người có trọng lượng cơ thể quá nặng so với mức tiêu chuẩn rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là tác nhân khiến cho hàm lượng cholesterol tốt trong máu tăng lên và làm tích tụ lại những cholesterol xấu.
Ngoài ra, bệnh nhân bị xơ gan nguyên phát, gan ứ thận, tiểu đường hoặc suy giáp,… cũng rất dễ gặp phải những ảnh hưởng trong quá trình chuyển hoá mỡ máu. Đôi khi, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số mỡ máu bị rối loạn lại là một dấu hiệu của những căn bệnh đã được nêu trên.
2. Rối loạn mỡ máu có gây nguy hiểm hay không?
Rối loạn mỡ máu sẽ khiến cho hệ thống động mạch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một trong số đó là tình trạng xuất hiện những mảng xơ vữa ở phía bên trong lòng động mạch. Điều này làm cho lòng mạch bị thu hẹp, mất đi sự đàn hồi rồi tắc nghẽn hoàn toàn. Đây là những yếu tố khiến tim bị co bóp mạnh hơn, gây ra các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim hay đột quỵ,…
Ngoài ra, người bệnh còn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:
Cao huyết áp.
Gan nhiễm mỡ.
Đái tháo đường.
Sỏi mật.
Viêm tuỵ cấp.
Những rối loạn về mỡ máu là tác nhân gây ra các căn bệnh về tim mạch
Tuy không trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, thế nhưng, căn bệnh này có thể gây tử vong một cách thầm lặng bởi những biến chứng trên.
3. Làm thế nào để nhận biết được người bị rối loạn mỡ máu?
Hầu hết những người bị rối loạn mỡ máu thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nào cả. Cách duy nhất để phát hiện sự bất thường này là tiến hànhxét nghiệm máu. Thông qua đó, bác sĩ sẽ biết được những vấn đề ở nội tạng gây ra do lượng mỡ máu tích tụ theo thời gian. Đó có thể là xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ hay viêm tuỵ cấp.
Ngoài ra, ở một số trường hợp còn có thể biểu hiện những dấu hiệu bất thường ở dưới da hoặc quanh mi do lượng cholesterol tăng quá cao. Cụ thể là:
Xuất hiện cung giác mạc. Đó là một vệt màu trắng có hình tròn hoặc có thể không tròn hoàn toàn ở xung quanh tròng đen của mắt.
Mọc những nốt u vàng dưới da.
Nổi ban vàng ở lòng bàn tay, mí mắt hoặc một số vùng khác.
Thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện ra tình trạng rối loạn mỡ máu sớm
4. Phòng tránh rối loạn mỡ máu bằng cách nào?
Những bất thường của hàm lượng mỡ máu trong cơ thể là tác nhân hàng đầu gây ra những căn bệnh về tim mạch. Cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này là kiểm soát được lượng cholesterol trong máu bằng việc thay đổi lối sống khoa học. Cụ thể là:
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại cá, thịt nạc, dầu ô liu, dầu đậu nành,… Bên cạnh đó, cần hạn chế ngay những loại đồ ăn nhanh, đóng hộp, nhiều chất béo, sữa nguyên kem, mỡ động vật, bơ thực vật hay nội tạng động vật,…
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày. Thói quen này không chỉ giúp kiểm soát được rất tốt lượng mỡ máu mà còn làm tăng sức đề kháng và đốt cháy được mỡ thừa của cơ thể.
Loại bỏ ngay những thói quen không tốt như ăn đồ ăn nhanh, hút thuốc lá hay uống nhiều bia, rượu.
Luyện tập thể thao hàng ngày giúp kiểm soát tốt lượng mỡ máu trong cơ thể
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, bạn đọc đã biết được mức độ nguy hiểm khi bị rối loạn mỡ máu. Đồng thời, biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh tình trạng này. Những người có nguy cơ mắc bệnh cần phải chủ động đi khám định kỳ để có thể thực hiện được những xét nghiệm về mỡ máu. Điều này sẽ giúp phát hiện được bệnh sớm và ngăn chặn những biến chứng xấu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu còn phân vân không biết nên lựa chọn địa điểm khám và là các xét nghiệm định kỳ ở đâu, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là cơ sở y tế uy tín, được đông đảo khách hàng lựa chọn khi cần chăm sóc, điều trị các vấn đề về sức khỏe.
Bệnh cạnh chứng chỉ ISO 15189:2012, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC còn rất tự hào khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ CAP. Đây là Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm của Mỹ. Điều này đã phần nào thể hiện được sự đầu tư vào trang thiết bị, chất lượng máy móc đang vận hành tại Trung tâm. Cùng với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, người bệnh sẽ nhận được kết quả xét nghiệm nhanh chóng và an tâm về độ chính xác.
Đặc biệt, MEDLATEC vẫn đang áp dụng hình thức phục vụ lấy mẫu tận nơi giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn trong mùa dịch. Nếu như có nhu cầu, quý khách có thể đặt hẹn thông qua số1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!