Tin tức
Sùi mào gà ở lưỡi: Triệu chứng và cách điều trị bệnh
- 17/11/2022 |Sùi mào gà kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?
- 12/08/2022 |Góc giải đáp: Sùi mào gà là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào?
- 09/05/2023 |Điều trị sùi mào gà ở lưỡi bằng cách nào?
- 23/05/2023 |Điều trị bệnh sùi mào gà như thế nào cho hiệu quả?
- 12/06/2023 |Chữa sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả bằng phương pháp nào?
1. Sùi mào gà ở lưỡi gây ra những triệu chứng gì?
- Sùi mào gà là do virus HPV gây ra. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Khi những triệu chứng sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi thì được gọi làsùi mào gà ở lưỡi. Có thể phân loại bệnh như sau:
Sùi mào gà ở lưỡi là dạng bệnh rất thường gặp
+ U nhú hình vảy: Không giống như những vết lở loét thông thường, những vùng da bị bệnh thường sần sùi, có hình dạng giống như những chiếc súp lơ mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
+ Mụn cóc: Là tình trạng sùi mào gà ở lưỡi rất phổ biến do virus HPV-2 và HPV-4 gây ra.
+ Bệnh Heck: Người bệnh bị sưng lớp biểu mô lưỡi. Nguyên nhân gây bệnh thường là do HPV-13 và HPV-32.
- Tùy từng giai đoạn, triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1: Những triệu chứng bệnh chưa rõ ràng và dễ bị nhầm với một số bệnh thông thường khác, nhất là nhiệt miệng. Lúc này, quanh lưỡi và khoang miệng của người bệnh có xuất hiện những vết loét nhưng rất thưa thớt. Do đó, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan và chỉ đi khám bệnh khi những triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau ở khoang miệng và lưỡi khiến bệnh nhân khó khăn khi ăn uống
+ Giai đoạn 2: Những triệu chứng bắt đầu rõ ràng, nghiêm trọng hơn. Vùng da bị bệnh sần lên giống như những chiếc súp lơ hay mào gà và ngày càng lan rộng. Nếu để lâu, tại những vùng bị bệnh còn có thể xuất hiện mảng trắng, hồng do tình trạng mưng mủ gây ra. Bình thường, vùng da này sẽ không gây đau nhức. Khi có tác động nhẹ chẳng hạn như ăn uống dẫn đến vỡ bóc trắng hoặc khiến vùng da này bị trầy xước, người bệnh mới cảm thấy đau nhức.
+ Giai đoạn 3: Vùng da sùi mào gà bị đau và khó chịu. Chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể dẫn đến chảy máu, viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như hôi miệng và mất tự tin trong giao tiếp.
2. Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có thể lây nhiễm qua những con đường nào?
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh, nhất là những trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng.
- Việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị lây nhiễm bệnh.
- Những người hay cắn móng tay cũng có thể bị lây nhiễm bệnh. Cụ thể, khi bạn vô tình chạm tay vào vết loét sùi mào gà của người bệnh và sau đó đưa tay lên miệng thì vô tình bạn đã đưa virus xâm nhập vào cơ thể mình.
3. Một số biến chứng của bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi khiến người bệnh rất khó chịu và bị đau nhức khi ăn uống, nói chuyện, khi nuốt nước bọt khiến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Tuy rằng không trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh, nhưng sùi mào gà có thể gây ra những biến chứng nếu điều trị muộn.
Dưới đây là một số biến chứng bệnh thường gặp:
- Các triệu chứng kéo dài tạo thành những tổn thương mãn tính, viêm nhiễm, tình trạng rối loạn miễn dịch và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác trong tương lai.
Bệnh dễ gây nhầm lẫn với nhiệt miệng
- Trường hợp sùi mào gà do các chủng virus HPV nằm trong nhóm nguy cơ cao gây ung thư, thì bệnh có thể diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, chẳng hạn như gây biến dạng lưỡi, vòm họng, gây ung thư tế bào vảy nhú,... Chính vì thế, việc điều trị bệnh luôn cần thiết. Điều trị càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt, phòng ngừa biến chứng bệnh hiệu quả hơn.
4. Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở lưỡi
- Điều trị bằng thuốc: Tác dụng của các loại thuốc là làm khô và rụng những u sùi mào gà. Có thể dùng thuốc dạng kem bôi, thuốc đường uống hay thuốc đường tiêm,...
Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng người bệnh
- Điều trị bằng liệu pháp đốt điện: Các bác sĩ sẽ dùng dòng điện để làm nóng những cục u sùi, từ đó tiêu diệt virus gây bệnh. Năng lượng điện sẽ tác dụng trực tiếp lên những vùng niêm mạc bị tổn thương với tác dụng loại bỏ độc tố và những mảng tế bào dư thừa. Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh có thể bị đau và ngứa. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường không kéo dài quá lâu.
- Điều trị bằng phẫu thuật: Nếu những phương pháp khác không hiệu quả, bác sĩ có thể tính đến phương pháp phẫu thuật để loại bỏ những nốt sùi mào gà trên lưỡi.
- Liệu pháp lạnh: Là cách dùng nitơ lỏng để đông lạnh và tác động lên những vùng da bị bệnh và cải thiện tình trạng bệnh. Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau rát, để lại sẹo, bỏng lạnh,...
- Dùng tia laser CO2 để đốt các u sùi mào gà và loại bỏ chúng.
- Người bệnh cần được tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung các loại vitamin A, C, E,... từ đó giúp cơ thể sẽ có những phản ứng tốt hơn với các loại virus và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Nếu cần được tìm hiểu thêm về căn bệnh này và một số vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống Y tế MEDLATEC.
Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống thiết bị máy móc hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho khách hàng những dịch vụ y tế chất lượng hàng đầu. Các thủ tục khám chữa bệnh tại MEDLATEC cũng rất nhanh gọn và khoa học. Do đó, quý khách có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọnMEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!