Tin tức
Suy thận nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho việc điều trị?
- 27/08/2023 |Cấu tạo của thận và chức năng đối với cơ thể
- 28/08/2023 |Uống gì tốt cho thận? 5 loại thức uống tốt cho thận dễ làm tại nhà
1. Nguyên tắc trong chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận
Suy thận là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng nặng, thậm chí là tử vong.
Do đó, đối với bệnh nhânsuy thận, ngoài việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì cần xây dựng một chế độ ăn phù hợp nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả
Những nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng mà người bị suy thận cần chú ý là:
- Hàm lượng protein vào khoảng từ 0,6 - 0,8 kg cân nặng/ngày, số lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Năng lượng cần cung cấp ở mức từ 35 - 40 kcal/kg cân nặng/ngày.
- Lipid đạt từ 20 - 25 % tổng năng lượng hàng ngày.
- Natri ổn định dưới mức 2000mg/ngày, tương đương 2,5 - 5 g muối.
- Kali ở mức từ 2000 - 3000 mg/ngày.
- Hàm lượng Phospho cần bổ sung là 300 - 600mg/ngày.
- Canxi vào khoảng 900 - 1200 mg/ngày.
Ngoài ra, trong chế độ ăn cần phải chú ý:
- Hạn chế muối và đường.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin tan trong nước, chất xơ.
- Không uống quá nhiều nước, mức độ tùy vào tình trạng bệnh.
Đối với bệnh nhân chạy thận thì chế độ ăn sẽ có nhiều thay đổi tùy vào số lần chạy trong tuần. Tuy nhiên, với bất kỳ trường hợp nào, nếu muốn biết bệnh nhânsuy thận nên ăn gìhay kiêng gì, bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.
2. Suy thận nên ăn gì và kiêng gì?
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân suy thận nên ăn và không nên ăn theo khuyến cáo của chuyên gia.
Suy thận nên ăn gì?
Bệnh nhân suy thận nên ăn:
- Thực phẩm giàu tinh bột với hàm lượng đường thấp như khoai lang, gạo trắng, gạo lứt,…
- Bổ sung nhiều loại rau củ quả như súp lơ, ớt chuông, củ cải, củ dền đỏ, cải turnip, cải lông, bắp cải, nấm shiitake, hành tây, tỏi,…
- Ăn nhiều trái cây như nho, việt quất, táo, dứa, dâu tây, bơ,…
- Bổ sung thêm các loại hạt như macca, kiều mạch, Bulgur,… và ngũ cốc, yến mạch.
- Ưu tiên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu mè,…
- Uống nước lọc, nước ép hoa quả, trà xanh, nước râu ngô,… ở mức độ vừa phải.
Người bị suy thận cần tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt dựa vào mức độ bệnh lý
Suy thận nên kiêng gì?
Một số loại thực phẩm mà bệnh nhân suy thận không nên ăn là:
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều muối và đường đóng hộp, đồ muối chua, thịt hun khói, bánh mì trắng, khoai tây,… Đồng thời, hạn chế các loại gia vị này khi chế biến món ăn hàng ngày.
- Không nên ăn các loại bánh quy, bánh ngọt, đồ uống có gas, nước ngọt.
- Những loại thực phẩm giàu photpho và kali như tôm khô, thịt bò, nho khô, thanh long, chuối, kiwi,… và các loại rau màu xanh đậm như rau ngót, ray muống,…
- Các loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao như thịt heo, ức gà,… có thể gây áp lực lớn đối với thận.
- Thực phẩm cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,… sẽ gây tác động tiêu cực đến thận đồng thời dẫn đến nhiều bệnh lý khác.
- Thịt gia cầm có chứa nhiều ure và đạm nên người bị suy thận cũng cần phải hạn chế trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Chỉ uống ở mức vừa phải theo tình trạng bệnh, đặc biệt với người bị phù.
- Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
Người bị suy thận cần hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
3. Bệnh nhân suy thận nên làm gì để hỗ trợ điều trị?
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, để hỗ trợ điều trị, bệnh nhân suy thận còn cần phải chú ý:
- Theo dõihuyết ápmỗi ngày là cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến suy thận.
- Tập thể dục đều đặn tùy theo tình trạng sức khỏe để tăng cường lưu thông máu và sức đề kháng cho cơ thể.
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định có thể giúp kiểm soát tình trạng suy thận và nguy cơ bệnh tim mạch.
- Kiểm soát tốt lượng đường huyết để hạn chế biến chứng nguy hiểm.
- Nếu bác sĩ kê đơn thuốc hoặc liệu pháp, hãy tuân thủ theo hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bạn sử dụng thảo dược, thực phẩm chức năng hay bất kỳ phương pháp nào không theo toa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước. Một số thuốc và thảo dược có thể gây hại cho chức năng thận khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi tình trạng suy thận.
- Khi cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bệnh nhân cần phải báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào không chính thống, thiếu cơ sở khoa học hoặc theo kinh nghiệm truyền miệng. Điều này đôi khi sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hay thậm chí là nguy hiểm tính mạng.
- Trong những trường hợp nhất thiết phải điều trị nội trú, bệnh nhân cần nhập viện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi và điều trị tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến xấu.
Bệnh nhân suy thận cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà
Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ an toàn để thăm khám các bệnh lý liên quan đến thận thì có thể lựa chọn các phòng khám, bệnh viện trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn. Đồng thời, hệ thống trang thiết bị hiện đại với các loại máy móc tiên tiến, sử dụng công nghệ cao cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp bệnh nhân thực hiện các kiểm tra nhanh chóng với độ chính xác cao. Đặc biệt, tại MEDLATEC, bệnh nhân còn được thanh toán BHYT để giảm bớt gánh nặng về chi phí điều trị.
Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách vui lòng liên hệ đếnMEDLATECtheo số hotline:1900 56 56 56sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!