Tin tức
Thở bằng miệng có ảnh hưởng sức khỏe không?
- 05/05/2023 |Thở bằng miệng có tốt không? Nguyên nhân của tình trạng này?
- 01/06/2023 |Hít thở bằng miệng có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục
- 25/06/2023 |Thở bằng miệng có ảnh hưởng sức khỏe không?
1. Thở bằng miệng có ảnh hưởng sức khỏe không?
Việc thở miệng mặc dù vẫn là một đường thở sinh lý, nhưng do cấu tạo không chuyên biệt nên nếu thở miệng quá thường xuyên đôi khi cũng dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế, chúng ta nên tìm hiểu sớm để phòng tránh và điều trị kịp thời.
1.1. Gây khô miệng và có mùi hôi
Khithở bằng miệngsẽ mang nhiều oxy hơn so với khi hít thở bằng mũi tuy nhiên cấu tạo tự nhiên của khoang miệng không có cơ chế lọc sạch và làm ẩm trước khi đưa vào cơ thể. Đây là lý do khiến cho những người có thói quen thở qua miệng dễ bị khô miệng và đi kèm là hiện tượng mùi hôi miệng hình thành. Tình trạng khô miệng thời gian dài còn là nguyên nhân gây sâu răng do không đủ lượng nước bọt để loại bỏ vi khuẩn và dễ hình thành mảng bám trên răng.
Thở bằng miệngdễ gây tình trạng khô miệng
1.2. Sai lệch cấu trúc hàm, khớp cắn
Đối với những trẻ đang trong độ tuổi mọc răng nếu có thói quenthở bằng miệngthường xuyên sẽ dễ khiến cho phần răng cửa mọc chênh về phía trước. Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt như khi ăn, uống mà việc răng mọc xô lệch có thể hình thành thói quen cười hở lợi gây mất thẩm mỹ.
Sai lệch cấu trúc hàm, khớp cắn do thở miệng khiến trẻ khó nhai khi ăn
Khi răng mọc xô lệch không đúng vị trí còn gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn do răng hàm trên và răng hàm dưới không đúng khớp với nhau. Nếu trẻ không được điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến phát âm không đúng hoặc khó khăn khi nhai, nuốt.
1.3. Thay đổi cấu trúc khung xương mặt
Thường xuyênthở bằng miệngkhông chỉ ảnh hưởng đến chất lượng không khí đi vào cơ thể mà còn khiến cấu trúc khung xương mặt bị biến dạng. Nếu không được điều chỉnh hoặc thay đổi kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các nhóm xương cổ, vai, xương sống lưng,... Khi thở qua miệng sẽ khiến miệng luôn phải ở trạng thái mở với môi trên nhấc lên và hàm dưới hạ xuống.
Hàm dưới luôn ở trạng thái mở trong thời gian dài dễ gây biến dạng xương mặt
Điều này kéo theo phần lưỡi bắt buộc phải hạ xuống theo hướng cằm dưới để lượng không khí có thể đi vào. Vì thế cấu trúc khuôn mặt của người thường xuyên thở miệng sẽ dài và hướng cằm về phía trước nhiều hơn. Bên cạnh đó các vị trí cổ, vai, lưng cũng bị ảnh hưởng do các nhóm cơ này chịu lượng áp lực lớn từ tư thế thở miệng trong thời gian dài.
1.4. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Thở bằng miệnglà một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ. Khi đang ngủ, chúng ta không thể kiểm soát hoặc phát hiện cơ thể đang thở miệng. Vì thế khi lượng không khí đi vào quá nhiều sẽ làm não phản ứng bằng cách ra lệnh ức chế hô hấp do bộ phận này cho rằng lượng lớn CO2 đang bị mất đi với tốc độ nhanh hơn bình thường. Triệu chứng ngưng thở có thể xảy ra trong vòng 1 - 2 giây hoặc kéo dài hơn, tuy nhiên đối với những người có bệnh lý về tim mạch, huyết áp,... có thể gây ra đột tử khi ngủ.
2. Nguyên nhân gây ra thở miệng
- Bệnh hen suyễn với các triệu chứng tái phát đột ngột và diễn biến nhanh do ống phế quản phản ứng hẹp lại khi các niêm mạc bị kích thích gây tình trạng khó thở. Trong tình huống này, cơ thể phản ứng tự nhiên bằng cách lấy không khí bằng miệng để đáp ứng oxy kịp thời.
- Tắc mũi, nghẹt mũi do cảm cúm, dị ứng mũi, viêm xoang là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể phảithở bằng miệng. Khi các niêm mạc mũi bị sưng khiến cho đường thở bị hẹp lại và khó hoặc không thể đưa không khí qua mũi để vào trong cơ thể. Chính vì thế, việc thở qua miệng sẽ thay thế mũi để lấy oxy.
Cơ thể thở qua đường miệng để lấy oxy khi nghẹt mũi
- Vách ngăn mũi bị lệch qua 1 bên phải hoặc trái sẽ khiến không khí chỉ đi vào từ 1 bên cánh mũi, mặc dù vẫn có thể hít thở bằng bình thường nhưng sẽ không đủ oxy mà cơ thể cần được đáp ứng. Đồng thời nếu chỉ thở bằng 1 bên mũi trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt và từ đó hình thành thói quenthở bằng miệngđể bổ sung thêm không khí.
- Dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch không chỉ làm thay đổi cấu trúc miệng mà còn ảnh hưởng đến chức năng hít thở của mũi. Đối với những trẻ mắc các dị tật này nếu không được can thiệp phẫu thuật sẽ phải thở qua miệng để duy trì sự sống suốt đời.
Bệnh nhân sứt môi, hở hàm ếch gặp khó khăn khi thở bằng mũi
- Khi cơ thể chịu áp lực từ công việc, cuộc sống dẫn đến tình trạng căng thẳng sẽ có xu hướng thở miệng theo vô thức. Điều này được giải thích do khi cơ thể căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm nhận được tín hiệu kích hoạt từ não sẽ tạo ra các hormone làm nhịp thở nông với tốc độ nhanh bất thường.
3. Cần làm gì khi thường xuyên thở qua miệng
- Đối với những người thở miệng do bị nghẹt mũi khi bị cảm, dị ứng có thể sử dụng các loại thuốc giúp làm giảm sưng, viêm niêm mạc mũi như thuốc kháng histamine, các loại thuốc dạng xịt có chứa steroid. Ngoài ra có thể sử dụng các viên xông bạc hà với nước ấm để giảm tình trạng sưng niêm mạc mũi giúp thông thoáng đường thở.
- Thay đổi tư thế nằm khi ngủ theo hướng nằm nghiêng kết hợp với việc nâng cao phần đầu khoảng 30 đến 60 độ. Tư thế này tạo điều kiện để mũi dễ thở hơn trong lúc đang ngủ.
- Dùng dụ cụ hỗ trợ như băng đeo cằm đầu hay còn gọi là dụng cụ chống ngáy để cố định đóng miệng khép lại. Băng đeo được thiết kế co giãn tùy theo kích thước vùng mặt của người dùng giúp hạn chếthở bằng miệng. Người dùng có thể dùng băng đeo này để luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc sử dụng khi đi ngủ.
Dùng công cụ hỗ trợ để cố định phần hàm dưới
- Đối với những người có thói quenthở bằng miệngkhi ngủ ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng sẽ được các chuyên gia sử dụng điều trị bằng liệu pháp CPAP. Đây là liệu pháp cung cấp áp suất không khí liên tục trong quá trình ngủ bằng cách sử dụng hệ thống mặt nạ được kết nối với thiết bị tạo áp suất không khí để giúp hạn chế tối đa hiện tượng ngưng thở.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về tác hại của thói quenthở bằng miệng. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám kỹ hơn về tình trạng này và có những tư vấn phù hợp. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo là chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!