Tin tức
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ làm và kiểm soát bệnh hiệu quả
- 25/10/2024 | Tiểu đường có uống được nước mía không và các loại nước uống nên dùng
- 28/10/2024 | Bạn biết gì về chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn?
- 28/10/2024 | Các món canh tốt cho người tiểu đường thơm ngon và dễ chế biến
- 04/11/2024 | Máy đo tiểu đường liên tục là gì? Đối tượng cần sử dụng
1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh tiểu đường như áp dụng chế độ ăn phù hợp, vận động thể chất và dùng thuốc.
Trong đó, chế độ ăn rất quan trọng đối với người bệnh và có tác dụng trực tiếp, nhanh chóng đến sự tiến triển của bệnh. Nếu không ăn uống hợp lý, lượng đường huyết tăng đột ngột sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh và bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người vì quá lo sợ dẫn đến tình trạng kiêng khem quá mức lại có thể gây thiếu chất và gây ra những hậu quả sức khỏe đáng lo ngại. Do đó, trước khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường, bạn cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây:
- Không nên ăn quá nhiều tinh bột để hạn chế nguy cơ tăng đường máu.
- Nên bổ sung đủ đạm cho cơ thể, từ một số nguồn như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các loại đậu,... Đây là dưỡng chất cần thiết để duy trì khối lượng cơ bắp trong cơ thể, giúp bệnh nhân cảm thấy no lâu hơn và kiểm soát đường máu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
Người tiểu đường nên ăn thịt nạc
- Ưu tiên chất béo tốt: Nhiều người nghĩ rằng, chất béo không tốt cho cơ thể và kiêng tuyệt đối. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa axit béo không bão hòa như dầu ô liu, mỡ cá,... Không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch, những chất béo này cũng có thể góp phần kiểm soát đường huyết bằng cách cải thiện độ nhạy của insulin. Ngoài việc lựa chọn chất béo tốt, bạn cũng cần lưu ý đến việc kiểm soát lượng calo mà cơ thể tiêu thụ vì nếu ăn quá nhiều chất béo, bạn cũng có thể tăng cân và khiến tình trạng tiểu đường trở nên khó kiểm soát hơn.
- Tăng cường chất xơ: Đây là nhóm thực phẩm rất phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bạn có cảm giác no nhanh hơn và từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung là cần tây, cà tím, su hào, bắp cải, rau bina, bông cải xanh, các loại hạt,...
Các loại rau củ quả rất tốt cho người tiểu đường
- Hạn chế ăn trứng, thịt nội tạng và nên ăn nhạt hơn.
- Khi chế biến thực phẩm, bạn nên ưu tiên phương pháp luộc, hấp để bảo tồn dưỡng chất trong món ăn và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
2. Tham khảo thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Dưới đây là gợi ý chi tiết về thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường rất dễ làm mà bạn có thể tham khảo:
- Thực đơn ngày thứ 2:
+ Bữa sáng: Xôi đậu (50g gạo nếp nấu với 20g đậu xanh) và có thể ăn cùng với 30g chả.
+ Bữa trưa gồm 1 bát cơm được nấu từ gạo lứt, thịt gà rang gừng khoảng 80g, 30g đậu sốt cà chua cùng với 100g rau cải luộc.
+ Vào buổi chiều, bạn có thể ăn nhẹ với món trái cây thanh long (100g)
+ Bữa tối gồm 1 bát cơm gạo lứt, cá kho tiêu (70g), khoảng 50g măng xào và 100g rau cải luộc, 1 hộp sữa chua không đường hoặc ít đường.
- Thứ ba:
+ Bữa sáng: 1 bát bún ngan (50g bún, 20g giá đỗ và rau, 70g thịt ngan).
+ Bữa trưa: 1 bát cơm được nấu từ gạo lứt, thịt nạc heo luộc (40 g), gà xào chua ngọt khoảng 30g, 100g rau cải và cà rốt luộc, 1 quả chuối.
+ Bữa xế chiều: 180ml sinh tố dâu.
+ Bữa tối:1 bát cơm gạo lứt, thịt bò xào với bông cải (70g), 100g cải xanh luộc, 1 bìa đậu luộc.
Người bị tiểu đường nên ăn rau luộc
- Thực đơn ngày thứ tư:
+ Bữa sáng: Bạn có thể lựa chọn một bát phở gà, lưu ý không ăn da gà. Trong bát phở gà này sẽ có khoảng 70g thịt ức gà và chỉ khoảng 60g bánh phở.
+Bữa trưa: Thực đơn vào bữa trưa sẽ gồm có một bán cơm gạo lứt với cá diêu hồng hấp (100g), canh mồng tơi nấu với tôm (150g).
+ Bữa xế chiều: 1 quả chuối
+ Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt kết hợp cùng với một số món ăn như ức gà(50g), 150g canh cải bó xôi nấu với thịt băm và tráng miệng với một quả táo.
- Thực đơn ngày thứ năm:
+Bữa sáng: Một bát cháo đậu xanh sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để bắt đầu ngày mới. Khẩu phần dinh dưỡng trong bát cháo này gồm 30g gạo tẻ, 10g gạo nếp, 50g đậu xanh và có thể kết hợp với 40g tôm.
+ Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, cá hồi 100g và canh cua rau đay khoảng 180g cùng với 100g dâu tây tươi.
+ Bữa xế chiều: 100g sinh tố cam đào
+ Bữa tối: Gồm có 1 bát cơm được nấu từ gạo lứt, cá chẽm hấp khoảng 80g và 100g rau củ luộc kết hợp với 1 quả chuối.
- Thực đơn cho ngày thứ sáu
+ Bữa sáng: Bạn có thể lựa chọn một bát súp cua được chế biến từ 40 g thịt cua, ngô và nấm đùi gà (mỗi loại 30g).
+ Bữa trưa: Cơm gạo lứt (1 bát) cùng với 70 g trứng chiên với thịt băm, cà tím xào 180g và kết thúc bữa ăn với 100g bưởi.
+ Bữa ăn xế chiều: 80g sữa chua không đường.
+ Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt có thể kết hợp với 70g cá lóc kho tiêu, 100 g canh cải nấu với thịt băm và tráng miệng với nửa quả thanh long.
- Thực đơn cho ngày thứ bảy
+ Bữa sáng: Cháo cá lóc nấu với rau đắng được chế biến từ 50 g gạo tẻ, 80 g cá lóc và 70g rau đắng.
+ Bữa trưa: Bạn có thể lựa chọn 1 bát cơm gạo lứt ăn cùng với 70g thịt nạc luộc, 100g canh cải ngọt nấu với thịt bằm và tráng miệng với 1 quả táo.
+ Bữa xế chiều: 80g bánh biscotti.
+ Bữa tối: Một bát cơm gạo lứt cùng với 80g cá thu, 100g rau luộc và kết thúc bữa ăn với 1 quả quýt tráng miệng.
- Chủ nhật
+ Bữa sáng: 1 bát bún gạo xào thịt thăn heo được chế biến từ các nguyên liệu như sau bút khô (170g), thịt heo (70g), đậu phụ (30g), giá đỗ (20g), cà rốt với bắp cải mỗi loại 40g.
+ Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt có thể kết hợp với 70 g thịt bò xào với cần tây, canh đu đủ (150g) và thêm 2 quả táo xanh.
+ Bữa xế chiều: 100g khoai lang hấp
+ Bữa tối: cơm gạo lứt (1 bát), 70g chả thịt gà (lựa chọn phần ức gà) cùng với 100g canh bí đao.
Trên đây là gợi ý thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường. Ngoài những việc điều chỉnh chế độ ăn, bạn cũng nên hoạt động thể chất mỗi ngày, theo dõi đường huyết để bảo vệ sức khỏe và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!