Tin tức
Tiểu đường có uống được nước mía không và các loại nước uống nên dùng
- 03/08/2022 | Bà bầu uống nước mía có tốt không - Top 6 lợi ích của nước mía với thai phụ
- 22/11/2022 | Lợi ích không ngờ của nước mía giải khát ngày hè
- 10/07/2024 | Nước mía nấu với gừng có tác dụng gì: khám phá những lợi ích bất ngờ không phải ai cũng biết
1. Một số thông tin về nước mía
Cây mía sau khi đã được cạo bỏ vỏ sẽ được ép lấy nước và chỉ cần cho thêm một chút đá lạnh là bạn đã có ngay một ly nước giải khát tuyệt vời trong những ngày nắng nóng.
Nước mía rất dễ uống và có chứa nhiều dưỡng chất
Trong nước mía có một số thành phần như nước, vitamin B9, chất chống oxy hóa, canxi, sắt, magie, kali, natri, phốt pho,...
Về hàm lượng đường trong nước mía: Chắc hẳn nhiều người đã biết rằng, mía là một loại nguyên liệu được dùng để tạo ra đường ăn. Điều này có nghĩa là trong mía có chứa hàm lượng đường khá cao.
Ước tính 100g nước mía sẽ có chứa khoảng 20.17g đường, trong đó phần lớn là đường sucrose. Trong khi đó, với một người bình thường, lượng đường tiêu thụ tối đa là 25g (ở nữ) và 36g (ở nam). Như vậy, khi uống 100g nước mía, bạn đã bổ sung 60% - 80% nhu cầu đường của cơ thể.
2. Người bệnh tiểu đường có uống được nước mía không?
Vấn đề ăn uống luôn là mối quan tâm rất lớn của bệnh nhân tiểu đường vì chỉ khi ăn uống đúng cách thì mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Trong đó, một số bệnh nhân e ngại việc tiêu thụ nước mía. Vậy người bị tiểu đường có uống được nước mía không?
Như đã nêu trên, nước mía có lượng đường cao và khi sử dụng loại nước này, lượng đường trong máu sẽ có thể tăng cao. Trong khi đó, việc kiểm soát đường huyết và tránh để đường huyết tăng cao là vấn đề rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế sử dụng nước mía hay ăn mía trực tiếp.
Uống nước mía có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết
Nếu thường xuyên uống nước mía, bệnh nhân có thể tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường như tình trạng suy thận, các bệnh về võng mạc hay những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch,...
3. Các loại nước uống phù hợp cho người bệnh tiểu đường
Dưới đây là một số loại nước uống phù hợp với bệnh nhân tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:
- Nước ép rau củ gồm cà rốt, cần tây, táo xanh và rau bina: Loại nước ép này có thể giúp người bệnh giảm đường huyết, kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
- Trà lá xoài: Loại là này có chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện khả năng hấp thụ insulin. Đây cũng chính là loại nước uống giải độc tự nhiên, rất tốt cho cơ thể.
Cách thực hiện trà lá xoài: Bạn cần chuẩn bị khoảng 3 đến 4 chiếc lá xoài. Rửa sạch lá xoài và đun sôi trong khoảng 15 phút, sau đó để qua đêm. Sáng hôm sau, bạn tiếp tục đun nóng lại là có thể uống được.
- Nước tỏi tây: Loại thực phẩm này không có chất béo bão hòa và ít natri lại có nhiều chất xơ nên rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng nước ép.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nhánh tỏi tây, rửa sạch và để nguyên cả phần rễ. Sau đó đun sôi và để qua đêm là có thể dùng được.
- Nước ép củ cải: Những hoạt chất trong loại thực phẩm này có thể giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Để làm nước ép củ cải, bạn cần chuẩn bị củ cải đường, vài chiếc lá bạc hà và nước sạch. Đầu tiên, bạn cần gọt vỏ củ cải và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, bạn đem xay cùng với lá bạc hà trong khoảng 3 phút và lấy nước cốt để uống.
- Trà hoa cúc: Loại trà này không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn phòng tránh được những tổn thương thần kinh, tốt cho hệ tuần hoàn, giúp bệnh nhân tiểu đường phòng tránh các biến chứng về thận và giảm nguy cơ mù lòa. Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc túi có sẵn ở các cửa hàng thuốc và siêu thị. Nên uống trà hoa cúc mỗi ngày để có được lợi ích tốt nhất.
Trà hoa cúc phù hợp với bệnh nhân tiểu đường
- Nước ép mướp đắng: Đây cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì nó có thể kích thích hoạt động của insulin trong cơ thể, hạn chế sự chuyển đổi hình thành chất béo.
Để làm nước ép mướp đắng, nguyên liệu đầu tiên bạn cần chuẩn bị là 1 quả mướp đắng. Tiếp đó, bạn cần chuẩn bị một chút muối, nửa cốc nước chanh và một cốc nước lọc.
Đầu tiên, bạn cần bổ đôi quả mướp và nạo hết phần ruột có chứa hạt. Thái nhỏ mướp và ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút. Tiếp đó, bạn cho mướp vào máy ép cho thêm nước cốt chanh và một chút muối đã chuẩn bị rồi khuấy đều lên là có thể dùng được.
Dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC được nhiều người sử dụng
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề “người bị tiểu đường có uống được nước mía không” và một số loại nước uống phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn chỉ nên thực hiện khi đã hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia. Để được hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và tư vấn cụ thể.
Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn khoa học, tập luyện đều đặn và đặc biệt là thường xuyên theo dõi đường huyết cũng như khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả. Trường hợp có vấn đề bất thường, không nên trì hoãn việc thăm khám để phòng ngừa những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
Để được đặt lịch khám sớm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hàng có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC bằng cách gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!