Tin tức

Tìm hiểu các giai đoạn suy thận cấp và phương pháp chữa trị hiệu quả

Ngày 13/02/2022
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chức năng thận bị suy giảm đột ngột, kéo theo những biến chứng nguy hiểm là hậu quả của bệnh suy thận cấp. Vậy các giai đoạn suy thận cấp được phân chia như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về bệnh cũng như các phương pháp chữa trị hiệu quả.

1. Bệnh suy thận cấp là gì?

Bệnhsuy thậncấp là tình trạng chức năng thận suy giảm đột ngột chỉ trong vài giờ hay vài ngày. Lúc này, khả năng lọc của cầu thận giảm xuống mức thấp gây ứ đọng các chất điện giải, Ure, Creatine,… trong máu.

Tùy thuộc vào thời gian và mức độ suy thận mà người bệnh sẽ gặp phải các rối loạn về nước - điện giải, tăng nitơ phi protein trong máu, toan hóa máu,… Trường hợp nặng hơn có thể bị suy đa tạng, làm tổn thương phổi, tổn thương não bộ,…

Suy thận cấp thường xảy ra ở những người cao tuổi có tiền sử mắc các bệnh mạn tính như: đái tháo đường, suy gan, cao huyết áp,… Ngoài ra, những người bị suy đa tạng hay tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất,… thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh suy thận cấp là tình trạng chức năng thận suy giảm đột ngột chỉ trong vài giờ hay vài ngày

Bệnh suy thận cấp là tình trạng chức năng thận suy giảm đột ngột chỉ trong vài giờ hay vài ngày

Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì các chức năng của thận sẽ phục hồi lại bình thường. Bệnh thường tiến triển qua 4 giai đoạn, các giai đoạn suy thận cấp được phân chia như thế nào, câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

2. Nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp

Trước khi tìm hiểu về các giai đoạn suy thận bạn nên nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh của mình. Có nhiều nguyên nhân gây suy thận cấp, dựa vào cơ chế sinh bệnh thì nguyên nhân được phân thành 3 nhóm sau:

Nguyên nhân trước thận:

Nguyên nhân gây suy thận cấp trước thận chủ yếu là do những tác nhân làm giảm dòng máu tới thận, điển hình như:

  • Lượng máu đến tim giảm, làm cho máu từ tim bơm đến các cơ quan trong đó có thận bị thiếu hụt. Tình trạng này thường gặp ở những người bịnhồi máu cơ tim, hoặc mắc phải bệnh van tim, cơ tim,…

  • Giảm thể tích do bị mất máu khi gặp chấn thương, chảy máu đường tiêu hóa,… Hoặc bị mất nước quá nhiều do bỏng, tiêu chảy, nôn ói, sử dụng thuốc lợi tiểu… Những yếu tố này đều khiến cho lượng máu tới thận bị giảm đột ngột, từ đó gây tổn thương thận cấp.

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa, tử cung; nhiễm trùng máu;… đều gây ảnh hưởng đến thận.

  • Tắc tĩnh mạch mạch thận, xơ vữa, hẹp động mạch thận hoặc dùng thuốc làm co mạch thận,… đều làm thiếu hụt máu đến thận từ đó gây tổn thương cơ quan này.

Những người bị nhồi máu cơ tim thường gặp phải tình trạng máu đến tim giảm, khiến máu bơm đến các cơ quan trong đó có thận bị thiếu hụt

Những người bị nhồi máu cơ tim thường gặp phải tình trạng máu đến tim giảm, khiến máu bơm đến các cơ quan trong đó có thận bị thiếu hụt

Nguyên nhân tại thận:

Nguyên nhân gây suy thận cấp tại thận là những bệnh lý gây tổn thương cấu trúc thận bao gồm:

  • Cầu thận có vấn đề, viêm nhiễm.

  • Mô kẽ thận bị viêm do vi khuẩn, virus, hoặc do dùng các loại thuốc kháng sinh, NSAID,…

  • Ống thận bị hoại tử do thiếu máu cục bộ hoặc bị nhiễm độc bởi các kim loại nặng, nọc độc rắn,…

Nguyên nhân sau thận:

Nguyên nhân gây suy thận cấp sau thận liên quan đến tình trạng tắc đường tiểu của thận, thường gặp như:

  • Các tinh thể muối Urat, Oxalate làm tắc ống thận.

  • Sỏi, u ở bàng quang, niệu đạo khiến nước tiểu bị ứ đọng lại.

  • Cục máu đông gây tắc nghẽn tại thận.

  • Cơ quan tiết niệu bị chít hẹp, dương vật bị tổn thương, lỗ niệu đạo hẹp,…

  • Tình trạng xơ hóa diễn ra sau phúc mạc.

Sỏi hay các khối u ở bàng quang, niệu đạo khiến nước tiểu bị ứ đọng lại

Sỏi hay các khối u ở bàng quang, niệu đạo khiến nước tiểu bị ứ đọng lại

3. Các giai đoạn suy thận cấp

Ở mỗi giai đoạn của bệnh cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Dựa vào những biểu hiện dưới đây bạn có thể nhận biết được các giai đoạn suy thận cấp:

Giai đoạn khởi phát:

Trong 24 giờ đầu, người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, khó thở. Nhiều người còn xuất hiện các cơn đau ngực, nước tiểu cũng dần trở nên ít thậm chí là vô niệu. Nếu phát hiện suy thận cấp ở giai đoạn khởi phát thì bạn có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu:

Nếu để kéo dài bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn thiểu niệu, vô niệu. Lúc này các triệu chứng sẽ bắt đầu chuyển nặng, đôi khi còn xuất hiện các biến chứng nguy hiểm làm tăng nguy cơ tử vong.

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này là thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài. Đồng thời người bệnh có biểu hiện thở sâu, tụt huyết áp do máu bị toan hóa, đi kèm với đó là tình trạng thừa dịch gâyphù phổi, suy tim ứ huyết.

Trường hợp Ure, Creatine tăng nhanh trong máu sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu nội tạng, viêm ngoài màng tim,… Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các rối loạn liên quan đến điện giải, nhịp tim.

Ngoài tình trạng thiểu niệu, vô niệu người bệnh còn có biểu hiện thở sâu, tụt huyết áp do máu bị toan hóa

Ngoài tình trạng thiểu niệu, vô niệu người bệnh còn có biểu hiện thở sâu,tụt huyết ápdo máu bị toan hóa

Giai đoạn tiểu được trở lại:

Sau khoảng 1 - 2 tuần thiểu niệu, bệnh nhân sẽ đi tiểu lại bình thường. Lượng nước tiểu tăng dần, khiến cơ thể bị mất nước do đi tiểu nhiều lần.

Giai đoạn hồi phục chức năng:

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà thời gian hồi phục chức năng thận sẽ nằm trong khoảng 2 - 6 tuần. Lúc này, nồng độ Ure, Creatine sẽ về mức bình thường.

4. Điều trị bệnh suy thận cấp

Nguyên tắc chung của điều trị bệnh suy thận cấp là xác định đúng nguyên nhân sau đó đưa ra biện pháp loại bỏ nguyên nhân. Đi kèm với đó là điều chỉnh lại các rối loạn tuần hoàn, phục hồi dòng tiểu, ổn định lượng máu và huyết áp. Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng đe dọa đến tính mạng như: phù phổi cấp, co giật, toan máu,… thì nên cấp cứu kịp thời, trường hợp cần thiết thì chỉ định lọc máu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và các giai đoạn suy thận cấp mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Giai đoạn khởi phát: Bác sĩ sẽ giúp bạn khắc phục nguyên nhân gây bệnh, đồng thời bù nước khi mất nước, loại bỏ sỏi u nếu bị nghẽn đường tiểu,… Đồng thời theo dõi và kiểm soát tình trạng thiểu niệu, vô niệu để đưa ra chẩn đoán sớm.

  • Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu: Ở giai đoạn này, phương pháp điều trị chủ yếu là bù nước, tăng Kali trong máu, điều trị rối loạn điện giải, giảm thiểu lượng Nitơ phi protein, chống toan máu, chỉ định lọc máu cấp khi cần thiết,…

  • Giai đoạn tiểu được trở lại: Lúc này bác sĩ sẽ cân bằng điện giải bằng cách truyền dịch hoặc cho uống Oresol tùy vào từng trường hợp.

  • Giai đoạn hồi phục: Người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, tăng đạm trong khẩu phần khi Ure máu đã về mức bình thường, đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ở giai đoạn tiểu được trở lại bác sĩ sẽ cân bằng điện giải bằng cách truyền dịch hoặc cho uống Oresol tùy vào từng trường hợp

Ở giai đoạn tiểu được trở lại bác sĩ sẽ cân bằng điện giải bằng cách truyền dịch hoặc cho uống Oresol tùy vào từng trường hợp

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẽ sẻ hữu ích với bạn trong việc phát hiện các giai đoạn suy thận cấp. Nhận biết sớm triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng làm tăng cơ hội chữa trị, giúp thận hồi phục chức năng.

Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như các giai đoạn suy thận cấp, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa điểm đáng tin cậy giúp bạn kiểm tra sức khỏe và chữa trị mọi bệnh lý hiệu quả. Để đăng ký đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại:1900 56 56 56, hoặc truy cập vào website: www.betway.rocks.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map