Tin tức
Tìm hiểu về huyết áp tâm thu và các bệnh lý liên quan
- 21/12/2010 |Phòng chống tăng huyết áp: Căn bản là điều chỉnh lối sống
- 21/01/2013 |Đừng để stress làm tăng huyết áp
- 31/12/2013 |Những quan niệm sai lầm về tăng huyết áp
1. Huyết áp tâm thu là gì và như thế nào là bình thường?
Huyết áp là áp lực mà dòng máu tác động lên lòng mạch trong quá trình nó di chuyển đi nuôi dưỡng cơ quan trong cơ thể. Chỉ số huyết áp trên máy đo huyết áp được xác định thông qua 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (ký hiệu trên máy là SYS) và huyết áp tâm trương (ký hiệu trên máy là DIA).
Mô tả về khái niệm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
Huyết áp tâm thu là áp lực của dòng máu lên lòng mạch ở thì tâm thu tức là thời kỳ co bóp của tim, nó phản ánh khả năng bơm máu của tim đi tới các hệ cơ quan.
Chỉ số huyết áp tâm thu chịu sự chi phối của thể tích máu ở mỗi nhịp co bóp và sức co bóp của tim. Tim tống máu hay co bóp càng nhiều thì chỉ số huyết áp tâm thu càng tăng.
WHO cho biết, chỉ số huyết áp tâm thu bình thường ở khoảng 90 - 140 mmHg. Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi có chỉ số huyết áp tâm thu ≧140mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương ≧ 90mmHg.
Huyết áp tâm thu tăng thường xuất phát từ:
- Cường giáp.
- Đái tháo đường.
- Béo phì.
- Bệnh lý van tim.
- Chế độ ăn nhiều muối và không lành mạnh.
- Vận động ít, uống rượu bia, hút thuốc lá.
2. Bệnh lý liên quan đến huyết áp tâm thu
2.1. Tăng huyết áp tâm thu
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc tức là chỉ tăng chỉ số huyết áp thâm thu không tăng chỉ số huyết áp tâm trương. Điều đó cũng đồng nghĩa với chỉ số huyết áp tâm thu khi đo được liên tục ≧140mmHg còn huyết áp tâm lại ở ngưỡng cho phép (< 90mmHg).
Huyết áp tâm thu thường tăng ở những người ở độ tuổi trên 50. Thống kê y tế còn chỉ ra rằng có khoảng 60% bệnh nhân bị tăng huyết áp sẽ kèm theo tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường không có dấu hiệu cụ thể nên khó phát hiện. Nếu không được can thiệp kịp thời dễ khiến người bệnh gặp nguy hiểm, đặc biệt có thể tử vong.
Tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc khiến cho nguy cơ nhồi máu não tăng, cản trở lưu thông máu đến não, chức năng tim mạch bị ảnh hưởng và có nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim.
2.2. Rối loạn huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm thu ổn định tức là thể tích tuần hoàn máu trong cơ thể lưu thông ổn định, các cơ quan được tim bơm máu đều đặn. Nếu rối loạn huyết áp tâm thu tức là bỗng nhiên chỉ số này giảm hoặc tăng bất thường. Điều này sẽ khiến cơ thể khó chịu và có thể gây nên nguy hại cho sức khỏe.
Tăng đột ngột huyết áp tâm thu khiến người bệnh bị đau mỏi vai gáy, đau đầu dữ dội, nặng ngực, tim đập nhanh, mắt mờ, khó thở,... Khi dùng máy đo huyết áp sẽ có trường hợp chỉ số huyết áp tâm thu vượt ngưỡng 200 mmHg. Tình trạng này có thể khiến cho mạch máu trên não bị tổn thương, kết quả là nhồi máu cơ tim do mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn, đột quỵ, phù phổi gây suy hô hấp, suy thận cấp, bóc tách động mạch chủ bị vỡ, tử vong,...
Chỉ số huyết áp tâm thu giảm đột ngột khiến người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, hồi hộp, lú lẫn, lơ mơ, ngất, mất hoàn toàn ý thức. Đây là kết quả của việc các cơ quan của cơ thể không được cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng nên làm cho não bị thiếu máu, chết não.
3.Cách kiểm soát huyết áp tâm thu
Mọi bất thường về chỉ số huyết áp tâm thu đều phản ánh vấn đề không tốt của sức khỏe nên việc áp dụng biện pháp ổn định huyết áp là cần thiết với mọi người. Muốn làm được điều này cần:
- Thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, theo dõi huyết áp thường xuyên và tái khám đúng hẹn.
- Thiết lập chế độ sống lành mạnh và thực đơn ăn uống giàu chất xơ, tránh mỡ và nội tạng động vật, đồ ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, không dùng đồ uống có cồn và thuốc lá.
- Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng phù hợp để động mạch đàn hồi tốt, đảm bảo chỉ số huyết áp và lưu lượng máu được duy trì ở mức bình thường.
- Người bị huyết áp thấp cần đảm bảo dinh dưỡng, ăn mặn hơn người bình thường và uống nhiều nước, đa dạng vitamin. Ngoài ra, người bệnh không nên thay đổi tư thế đột ngột, làm việc quá sức. Khi ngủ nên gác chân lên cao và gối đầu thấp.
4. Điều trị tăng huyết áp tâm thu
Bệnh nhân bị tăng huyết áp tâm thu có thể được điều trị bằng thuốc để kiểm soát chỉ số huyết áp và ngăn chặn các vấn đề xấu cho sức khỏe. Mục tiêu điều trị huyết áp tâm thu đưa chỉ số này về < 130mmHg.
Tùy vào chỉ số huyết áp cùng nguy cơ gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với bệnh nhân như: thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta,... nhưng trong quá trình điều trị cần lưu ý không làm giảm chỉ số huyết áp tâm trương xuống mức quá thấp.
Mọi bất thường về chỉ số huyết áp tâm thu cần được theo dõi, kiểm tra để xác định đúng nguyên nhân và xử lý hiệu quả. Vì thế, những người có tiền sử với bệnh lý liên quan để chỉ số này nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, theo dõi chỉ số huyết áp đều đặn để kịp thời can thiệp trong tình huống cần thiết.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán xác định bệnh lý liên quan đến huyết áp tâm thu hãy đến trực tiếpBệnh viện Đa khoa MEDLATEChoặc thông qua hotline1900 56 56 56để đặt trước lịch khám. Tại đây, thông qua thăm khám lâm sàng và các kiểm tra cần thiết, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành sẽ giúp quý khách biết được thực trạng sức khỏe và tư vấn hướng khắc phục tối ưu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!