Tin tức
Trẻ bị chảy máu cam - Cách sơ cứu tức thì cha mẹ không nên bỏ qua
- 30/06/2021 |Chuyên gia trả lời ăn gì để hạn chế chảy máu cam ở trẻ nhỏ
- 31/05/2021 |Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ nên biết
- 26/05/2021 |Chảy máu cam thường xuyên là bệnh gì, có nguy hiểm không?
1. Chảy máu cam là tình trạng như thế nào?
Trẻ bị chảy máu cam thường rất phổ biến, đặc biệt với độ tuổi từ 3 - 8 tuổi. Trong đó, chảy máu cam là một dạng bệnh lý thuộc về tai - mũi - họng với hiện tượng chảy máu từ niêm mạc mũi. Máu có thể chảy ra mũi trước hoặc mũi sau, sau đó xuống họng.
Chảy máu camthường xảy ra rất phổ biến đối với trẻ nhỏ
2. Các nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam
Trẻ bị chảy máu cam có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do ảnh hưởng của dị ứng với các yếu tố dị nguyên ở mũi, nhiễm trùng mũi - họng.
Thời tiết quá hanh khô, trẻ ngồi nhiều quá lâu trong phòng điều hòa khiến khoang mũi chứa các vi mạch máu nhỏ bị khô, vỡ ra và dẫn đến hiện tượng chảy máu.
Trục trặc ở cấu trúc mũi của trẻ như vách mũi bị vẹo, gãy xương mũi,…
Trẻ vô tình tạo ra các kích thích mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi như cào, gãi mạnh vào vùng mũi, đút dị vật vào mũi,…
Mũi trẻ chịu va chạm mạnh.
Trẻ bịcảm lạnh, sổ mũi, nhiễm trùng xoang,…
Xuất hiện các khối u lành tính hoặc ác tính tại vùng tai - mũi - họng. Tuy nhiên, nguyên nhân này là khá ít xảy ra.
Trẻ gặp các bệnh lý liên quan như rối loạn đông máu,giảm tiểu cầu, xuất huyết,…
Tác dụng phụ khi trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc.
Trẻ ngoáy mũi quá mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu ở mũi
3. Trẻ bị máu cam nên sơ cứu như thế nào?
Thông thường, khi trẻ bị máu cam, bố mẹ thường bối rối và cảm thấy lo lắng vì không biết cách xử lý. Dưới đây là những việc mà mẹ nên làm ngay:
Bước 1: Xác định tình trạngchảy máu mũicủa bé
Trước tiên mẹ cần động viên và giữ bình tĩnh cho bé. Bởi có nhiều trường hợp bé sẽ cảm thấy hoảng sợ, quấy khóc hoặc liên tục dùng tay dịu vào phần mũi bị chảy máu. Ngay sau đó, mẹ cần xác định chính xác phía mũi bị chảy bởi trẻ bị chảy máu cam thường chỉ xảy ra với một bên mũi.
Sau khi lau sạch mũi, nên đặt đầu của bé cúi nhẹ về phía trước để máu không bị chảy ngược về họng và gây tình trạng nôn ói với bé.
Bước 2: Tiến hành sơ cứu cầm máu cho trẻ
Mẹ cần lấy ngón tay đè nhẹ nên cánh mũi của bé, giữ đầu bé ở tư thế hơi ngửa lên. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 7 - 10 phút để máu mũi của bé ngừng chảy.
Khi xử lý tình huống trẻ bị chảy máu cam, bố mẹ cần lưu ý như sau:
Không đè hoặc bóp mạnh ngón tay vào xương sống mũi của bé. Bởi điều này có thể khiến trẻ bị đau hơn hoặc máu chảy ra nhiều hơn.
Nên giữ tay ở thời gian đủ lâu, không nên thả quá sớm. Điều này khiến cục máu đông chưa được hình thành và trẻ sẽ tiếp tục bị chảy máu.
Đè nhẹ ngón tay lên cánh mũi của bé từ 7 - 10 phút để máu ngừng chảy
Bước 3: Chăm sóc trẻ
Mẹ cần để bé được nghỉ ngơi, không vận động ngay sau khi bị chảy máu cam.
Tiếp tục theo dõi tình trạng của bé. Nếu máu vẫn chảy, bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ.
Trong trường hợp máu chảy xuống họng, mẹ cần để bé nằm nghiêng để máu chảy ra ngoài. Không được cho bé nuốt bởi điều này có thể khiến trẻ bị ngộ độc, nôn hoặc ói mửa.
4. Mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ khi nào?
Nếu bé bị chảy máu cam với một trong những trường hợp dưới đây, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, đó là:
Trẻ bị chảy máu cam liên tục dù đã thực hiện các biện pháp cầm máu trước đó.
Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, tình trạng này có thể diễn ra liên tục trong nhiều ngày hoặc nhiều lần trong một ngày mà không rõ nguyên nhân.
Chảy máu cam kết hợp với việc chảy máu nướu răng,đi ngoài ra máu,…
Chảy máu mũi kèm xuất huyết dưới da.
Trẻ bị chảy máu cam kèm theo các dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, yếu sức, tim đập nhanh chán ăn, nghẹt mũi,…
5. Cách phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Để tránh tình trạng trẻ bị chảy máu cam, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu như:
Không để trẻ gặp phải các chấn thương có thể gây tổn thương hoặc ảnh hưởng tới cấu trúc mũi.
Không để trẻ ngoáy mũi, day mũi hay đút các dị vật vào mũi.
Nếu môi trường không khí quá khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để niêm mạc mũi của trẻ không bị kích thích.
Thường xuyên vệ sinh mũi. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước nhỏ mũi để làm ẩm niêm mạc. Điều này nên được duy trì với trẻ có tiền sử bị dị ứng mũi, viêm xoang.
Thường xuyên làm sạch không khí để loại bỏ các dị vật.
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
Vệ sinh mũi cho bé bằng nước mũi sinh lý là cách phòng ngừa chảy máu cam hiệu quả mà bố mẹ không nên bỏ qua
Nhìn chung, trẻ bị chảy máu cam thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm hay các ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là khi được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy máu với các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám.
Trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ tới những địa chỉ y tế uy tín, để đảm bảo được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị chính xác nhất. Hiên nay, Khoa nhi của Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là nơi nhận được sự tin tưởng của nhiều bậc phụ huynh trong thời gian qua.
MEDLATEC không ngừng tiếp nhận, thăm khám và điều trị cho hàng nghìn trẻ nhỏ với nhiều bệnh lý khác nhau. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị - phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay, MEDLATEC không ngừng phát triển để hoàn thành sứ mệnh chăm sóc và mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Do đó, khi bố mẹ có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe trẻ nhỏ có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline1900.56.56.56để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!