Tin tức
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, mách mẹ nguyên nhân và cách khắc phục
- 30/09/2023 | Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng: những điều cha mẹ nên biết
- 01/10/2023 | Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn và trẻ đi ngoài như thế nào là bất thường?
- 01/01/2024 | Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi đen do đâu và lời khuyên của bác sĩ
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy là như thế nào?
Không khó để nhận biết có chất nhầy trong phân trẻ sơ sinh. Theo đó, ba mẹ có thể nhìn thấy hiện tượng “nhầy nhụa” trong phân của trẻ bằng mắt thường. Chất nhầy này có thể dạng sợi, chuỗi nhưng cũng có trường hợp giống như thạch.
Thông thường, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường đi ngoài có nhầy. Còn trẻ bú sữa công thức vẫn có thể gặp hiện tượng này nếu ba mẹ thay đổi sữa đột ngột. Riêng với các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy nhiều lẫn với máu, cần cho trẻ đến gặp bác sĩ.
Phân trẻ sơ sinh có nhầy do sinh lý hoặc một vài vấn đề khác
2. Các nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy
Để biết nên làm gì trong trường hợp phân của trẻ sơ sinh có nhầy, ba mẹ cần tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Nguyên nhân sinh lý
Thường xảy ra với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn như đã nói ở trên. Theo đó, niêm mạc đường ruột của bé sẽ tăng tiết nhầy để kích thích quá trình tiêu hóa, đồng thời, giảm thiểu tối đa lượng chất thải tống ra ngoài. Vì vậy, phân của bé chứa rất ít chất thải, phần lớn là chất nhầy do niêm mạc đường ruột tiết ra.
Thay đổi sữa đột ngột
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm, rất khó thích nghi với những thay đổi đột ngột. Đó là lý do khi ba mẹ cho bé dùng sữa công thức mới, bé sẽ bị tiêu chảy và trong phân có lẫn dịch nhầy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất thường gặp.
Dị ứng với đạm sữa
Một số trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy kèm mùi tanh chua khó chịu. Nguyên nhân có thể do trẻ bị dị ứng với đạm (protein) trong sữa bò. Nếu bị dị ứng nặng, trong phân còn có máu, và trẻ bị nôn trớ, quấy khóc nhiều. Ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con để có cách xử lý phù hợp.
Trẻ dị ứng với đạm sữa có thể đi ngoài có nhầy
Trẻ rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa làm bé bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu táo bón, phân của bé có màu trắng kèm dịch nhầy và tia máu màu đỏ. Nếu tiêu chảy, bé đi ngoài nhiều lần (5 - 10 lần/ngày), phân lỏng, chứa nước và dịch nhầy.
Với trẻ bú mẹ, táo bón thường xảy ra khi mẹ có chế độ ăn nhiều thịt, ít rau của quả. Còn trẻ bú sữa công thức sẽ bị táo bón nếu trong thành phần của sữa chứa nhiều đạm, ít chất xơ. Riêng với tiêu chảy, có thể do đường ruột của bé bị nhiễm khuẩn. Ngoài đi ngoài phân lỏng, có dịch nhầy, trẻ còn bị sốt, chướng bụng, nôn trớ.
Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, phân lỏng, nổi bọt là do chưa tiêu hóa hết thức ăn. Ba mẹ cho trẻ bú quá nhiều trong khi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, không thể hoạt động “hết công suất” để tiêu hóa lượng sữa này. Kết quả là trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ nhiễm trùng đường ruột
Đây cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy. Cụ thể, đường ruột của bé bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn E.coli, Salmonella, Shigella,… hay Rotavirus sẽ làm xuất hiện các triệu chứng sốt, nôn ói, tiêu chảy, phân lỏng, có bọt, có nhầy, thậm chí lẫn máu.
Nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa làm bé đi ngoài bất thường, quấy khóc
Lồng ruột
Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột bị trượt và chui vào đoạn ruột khác, dẫn đến giảm lưu thông máu, sưng viêm, phù nề, nếu không được can thiệp y tế có thể làm đoạn ruột này ruột hoại tử. Ba mẹ không được chủ quan nếu bé sơ sinh nhà mình đi ngoài có nhầy, đôi khi lẫn máu, khóc từng cơn, bỏ bú, nôn ói, bụng chướng to,…
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân nói trên, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy còn do:
- Tuyến tụy hoạt động không hiệu quả khiến cơ thể không hấp thụ hoặc hấp thụ kém chất béo, dẫn đến phân nhạt màu, có dịch nhầy.
- Các bệnh lý về gan hoặc xơ nang cũng làm trẻ đi ngoài có nhầy, hấp thụ kém dưỡng chất, chậm phát triển.
3. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy phải làm sao?
Ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con. Nếu bé đi ngoài có nhầy nhưng vẫn ăn ngủ tốt, hoặc nguyên nhân do chế độ ăn của mẹ hay do sữa công thức thì không cần lo lắng. Mẹ chỉ cần cải thiện chất lượng bữa ăn của mình, ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây; hoặc tìm kiếm loại sữa công thức trong thành phần chứa đạm mềm, tự nhiên, không biến tính để bổ sung cho bé. Bằng cách này, ba mẹ có thể cải thiện được tình trạng của con.
Ngược lại, trong những trường hợp dưới đây, ba mẹ cần cho con đến gặp bác sĩ.
- Trẻ sinh non, trẻ dưới 3 tháng tuổi đi ngoài có nhầy và lượng nhầy ngày càng nhiều hơn bình thường.
- Trong phân có dịch nhầy kèm máu, tia máu.
- Phân có dịch nhầy, màu sắc phân nhạt, thậm chí là phân màu trắng.
- Trẻ xuất hiện triệu chứng sốt, nôn ói, bỏ bú, quấy khóc, mệt mỏi.
- Trẻ có biểu hiện mất nước như môi khô, nứt nẻ, trũng mắt, đi tiểu ít.
- Trẻ đi ngoài bất thường sau khi sử dụng thuốc.
Cho bé đi khám nếu đi ngoài có nhầy kèm sốt, quấy khóc, mệt mỏi
Với những trường hợp trên, ba mẹ cần nhanh chóng cho bé đi khám. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc, men tiêu hóa, men vi sinh hay các loại nước cân bằng điện giải vì với trẻ sơ sinh, tốt nhất là tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Sau khi đi khám và được chỉ định dùng thuốc, ba mẹ cần cho bé dùng thuốc đúng liều, đúng cách và tái khám đúng lịch.
Trên đây là những thông tin hữu ích về hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, hy vọng ba mẹ sẽ biết cách nên làm thế nào với hiện tượng này. Để an tâm hơn, ba mẹ hãy đưa bé đến khám tại Chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách hãy đăng ký lịch khám trước tại Chuyên khoa qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!