Tin tức

Trẻ thiếu kẽm - Triệu chứng và những nguy cơ có thể gặp phải

Ngày 23/11/2023
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kẽm có thể dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khỏe nên nhận biết triệu chứng, dấu hiệu để biết cách bổ sung kịp thời là điều cha mẹ cần quan tâm.

1. Kẽm và vai trò đối với sự phát triển của trẻ

Dù chiếm số lượng nhỏ, song kẽm lại là thành phần tham gia, tác động lớn tới quá trình phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu, kẽm là thành phần có trong hơn 300 enzym khác nhau, là chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình nhân bản tế bào và bởi vậy, rất quan trọng với sự tăng trưởng ở trẻ.

Kẽm rất cần thiết với sự phát triển của trẻ

Kẽm rất cần thiết với sự phát triển của trẻ

Bên cạnh đó, kẽm còn góp phần duy trì chức năng của nhiều cơ quan có vai trò quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như sự tập trung của não bộ, điều hòa chức năng hệ nội tiết, thúc đẩy hoạt động của tuyến yên, tuyến sinh dục hay thượng thận,... Nhờ vậy, các giữ cho các hoạt động của cơ thể được diễn ra bình thường.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ đều có nhu cầu về lượng kẽm riêng. Theo khuyến nghị của WHO, cụ thể mức kẽm cần có đối với trẻ qua các giai đoạn như sau:

  • Dưới 3 tháng tuổi: mức cần thiết là 3 mg/ngày.
  • Từ 5 tới 15 tháng: khoảng 5 - 8 mg/ngày.
  • Từ 1 - 10 tuổi: khoảng 10 - 15 mg/ngày bởi đây là giai đoạn trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để có thể phát triển thể chất, chiều cao tối ưu.

Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng nói chung mà còn là nguồn kẽm tốt nhất. Bởi vậy, mẹ cần quan tâm hơn hết tới chế độ dinh dưỡng của bản thân để cải thiện chất lượng nguồn sữa.

Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung lượng kẽm cho con thông qua những loại thức ăn bổ sung cùng với sữa mẹ. Để kẽm trong thức ăn, sữa mẹ có thể được trẻ hấp thụ hết, mẹ nên cho con uống thêm vitamin C.

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc giúp cho cơ thể có thể hấp thu kẽm và ngược lại. Bởi thế, có thể cho con ăn thêm trái cây tươi có lượng vitamin C dồi dào, chẳng hạn như: chanh, cam, bưởi, quýt,...

Cùng với kẽm, trẻ cũng cần được bổ sung thêm selen, crom, vitamin nhóm B,... để không chỉ tăng cường tiêu hóa mà còn giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn.

2. Những dấu hiệu thường gặp khi trẻthiếu kẽm

Trẻ thiếu kẽm có thể gặp phải những dấu hiệu, nguy cơ phổ biến, dễ nhận biết như:

  • Suy dinh dưỡngvà chậm tăng trưởng: trẻ lúc này thường là thấp còi hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nguyên nhân là vì kẽm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu hóa cũng như các hoạt động khác của các cơ quan trong cơ thể.
  • Trẻ trở nên biếng ăn, ngại ăn, giảm bú, có thể không ăn một số loại đồ ăn như thịt, cá hoặc bịtáo bón, chậm tiêu, thường xuyênbuồn nônvà nôn.
  • Khó ngủ, trằn trọc về đêm hoặc giấc ngủ bị ngắt quãng, trẻ có thể thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • Suy yếu hoạt động của một số cơ quan: đây là hậu quả của tình trạng thiếu kẽm trầm trọng và kéo dài. Lúc này, cơ thể trẻ có thể trở nên suy yếu, luôn trong tình trạng mơ màng, chậm chạp, hoang tưởng, vị giác và khứu giác trở nên rối loạn. Nguy hiểm hơn, có thể khuyết tật,bại nãohoặc chậm phát triển tâm thần vận động,...
  • Dễ mắc và thường tái đi tái lại các bệnh nhiễm trùng thuộc đường tiêu hóa, hô hấp, da, viêm niêm mạc, mụn mủ, mụn bỏng,...
  • Cácvết thươngcủa trẻ trở nên lâu lành hơn, đồng thời tóc, móng yếu, giòn, dễ gãy, trẻ dễ bị dị ứng.

Trẻ thiếu kẽm có thể trở nên thấp còi

Trẻ thiếu kẽm có thể trở nên thấp còi

3. Nguyên nhân nào có thể dẫn tới tình trạng trẻ thiếu kẽm?

Một số nguyên nhân sau đây được xem là có thể dẫn tới tình trạng này:

  • Trẻ không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên hoặc mẹ ăn kiêng không khoa học dẫn tới chất lượng sữa không đảm bảo.
  • Với những trẻ lớn, có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đầy đủ.
  • Trẻ sinh non hoặc bị ốm nặng.
  • Trẻ thường xuyên gặp phải tình trạngrối loạn tiêu hóahoặc hay bị nôn trớ, tiêu chảy
  • Một số trẻ bẩm sinh bị suy giảm khả năng hấp thu kẽm.
  • Tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn: thiazid, tetracycline, amilorid,... khiến cho việc hấp thu kẽm ở trẻ bị giảm sút.

Thiếu kẽm, trẻ dễ mắc bệnh

Thiếu kẽm, trẻ dễ mắc bệnh

4. Trẻ thiếu kẽm có thể được bổ sung thông qua những thực phẩm nào?

Một số loại thực phẩm sau đây có tác dụng tốt trong việc bổ sung kẽm cho trẻ

Sữa

Gồm cả sữa tươi, sữa bột, các chế phẩm từ sữa, chẳng hạn phô mai. Không chỉ là nguồn bổ sung kẽm dồi dào, các sản phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhưvitamin D, canxi, protein,... Riêng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ có vai trò quan trọng nhất trong việc bổ sung kẽm cho trẻ.

Ngũ cốc

Các loại múa mì, gạo,... giúp bổ sung kẽm và các dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin, magie, sắt,... Chúng còn giúp nuôi dưỡng bộ não của trẻ, giảm nguy cơ của các bệnh tim mạch, béo phì,...

Socola

Dù có lượng đường cao nhưng đây cũng là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm dồi dào. Theo nghiên cứu, cứ 100g socola có chứa khoảng 3,3 mg kẽm. Mặc dù vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một lượng vừa đủ để tránh béo phì.

Thịt đỏ

Chẳng hạn như thịt bò, lơn, cừu. Các loại thịt này khi cho trẻ ăn cần được chế biến kỹ, đồng thời kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm giàu chất xơ.

Động vật có vỏ

Chẳng hạn như các loại sò, tôm, hàu, hến,... được xem là thực phẩm bổ sung hiệu quả lượng kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng cần được chế biến kỹ hoặc cẩn trọng khi sử dụng với trẻ có tiền sử dị ứng.

Các loại đậu

Chẳng hạn như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh,... rất giàu chất xơ, protein, kẽm, sắt,... song kẽm trong các loại đậu khó hấp thu hơn so với các thực phẩm khác.

Hạt

Hạt khô như óc chó, hạn nhân, đậu phộng,... vừa ngon miệng lại có thể bổ sung lượng kẽm, chất xơ, vitamin, chất béo dồi dào.

Rau củ, trái cây

Dù lượng kẽm trong trái cây, rau củ không nhiều nhưng đây là loại thực phẩm cần bổ sung hàng ngày, không chỉ với trẻ em. Ngoài các vitamin, khoáng chất cần thiết, một số loại rau củ, trái cây còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu kẽm của cơ thể.

Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để trẻ phát triển toàn diện

Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để trẻ phát triển toàn diện

Có thể nói, phòng tránh tình trạng trẻ thiếu kẽm rất quan trọng. Để dự phòng mẹ có thể thực hiệnxét nghiệm máuđể đánh giá lượng kẽm hiện có trong cơ thể trẻ. Trường hợp trẻ có những dấu hiệu thiếu kẽm, mẹ có thể đưa bé đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn cách bổ sung hợp lý, tránh việc dư thừa vi chất này bởi thừa kẽm cũng mang tới nhiều nguy cơ, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.

Hiện nay, cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám vi chất tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Các chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP sẽ giúp mang lại kết quả thăm khám, xét nghiệm chính xác nhất.

Để đặt lịch khám, xét nghiệm kẽm tạiMEDLATEC, quý vị có thể liên hệ đến số hotline của bệnh viện -1900 56 56 56để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map