Tin tức
Tư vấn: Đọc kết quả xét nghiệm máu như thế nào cho đúng?
- 15/08/2020 |Xét nghiệm máu ở đâu có kết quả nhanh và chính xác nhất?
- 15/08/2020 |Đi xét nghiệm máu bệnh nhân cần lưu ý gì để kết quả chính xác?
- 15/08/2020 |Tìm hiểm các loại xét nghiệm máu cơ bản nhất hiện nay
1. Vì sao cần phải thực hiện xét nghiệm máu?
Không ít các bệnh nhân thắc mắc rằng vì sao mình lại được chỉ địnhxét nghiệm máu, hay nói cách khác, xét nghiệm máu nhằm mục đích gì? Chính vì vậy mà trước khi hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu thì chúng tôi xin điểm sơ qua những thông tin liên quan để mọi người hiểu rõ hơn.
Khái niệm về xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu hay xét nghiệm huyết học đều là thuật ngữ dùng để chỉ một kỹ thuật y khoa được thực hiện dựa trên mẫu máu sau khi lấy ra khỏi cơ thể nhằm các mục đích như sau:
Xét nghiệm công thức máu toàn phần để kiểm tra, đánh giá số lượng tế bào máu.
Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ đường huyết nhằm chẩn đoán, theo dõi quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Đo hàm lượng Cholesterol và Triglycerid để chẩn đoán và theo dõi điều trị tình trạng mỡ máu.
Kiểm tra nồng độ men ALT, AST để xác định chức năng cũng như mức độ tổn thương của gan.
Xét nghiệm máu là một kỹ thuật y khoa phổ biến được áp dụng đối với hầu hết các quá trình thăm khám và điều trị bệnh
Sau khi đọc kết quả xét nghiệm máu, nhất là công thức máu toàn phần, các bác sĩ có thể nắm được các thông tin quan trọng về hồng cầu,bạch cầu, tiểu cầu, Hemoglobin, Protein, Hematocrit, tỷ lệ tế bào hồng cầu so với thành phần huyết tương,...
Tuy nhiên, xét nghiệm máu chỉ mang tính định hướng chứ không cho phép đưa ra một chẩn đoán chính xác nào về bệnh lý hay nguyên nhân gây bệnh.
Một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm máu phổ biến
Thông thường, các bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm huyết học trong các trường hợp sau:
Khám sức khỏe tổng quát để đánh giá tình trạng chung của toàn bộ cơ thể.
Chẩn đoán hoặc theo dõi điều trị các bệnh ở gan, mỡ máu, đái tháo đường,...
Khi cơ thể có các biểu hiện bất thường như mệt mỏi, sốt, bầm tím, chảy máu, viêm,... các bác sĩ cũng có thể cho tiến hành xét nghiệm máu. Đối với một số trường hợp có triệu chứng nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng, sau khi đọckết quả xét nghiệm máutoàn phần, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán khẳng định.
xét nghiệm huyết họclà một trong những phương pháp hỗ trợ bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh lý trong quá trình điều trị. Một số vấn đề liên quan đến tế bào máu bệnh bạch cầu, đa hồng cầu hay thiếu máu,... các bác sĩ cần tiến hànhXét nghiệm công thức máutoàn phần để theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh.
Trường hợp bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe của tổng quát có thể sẽ được chỉ định xét nghiệm máu
2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu đúng chuẩn
Khi đọc kết quả xét nghiệm máu, phần khiến cho bệnh nhân thấy khó hiểu nhất là các thông số của công thức máu toàn phần. Dưới đây các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giải thích chi tiết về các chỉ số của xét nghiệm công thức máu, ký hiệu và cách như thế nào cho đúng để bạn có thể tham khảo.
RBC Red Blood Cell - Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu (Tera/L)
Giới hạn bình thường: Nữ 3.8 - 5.0 T/L; Nam 4.2 - 6.0 T/L.
Thông thường, số lượng tế bào hồng cầu trong một thể tích máu tăng trong trường hợp mất nước hoặc chứng tăng hồng cầu. Còn trường hợp thiếu máu, chỉ số RBC sẽ giảm.
WBC White Blood Cell - Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu (Giga/L)
Giới hạn bình thường: 4.0 - 10.0 G/L.
Trong một số trường hợp cơ thể bị viêm, nhiễm khuẩn, mắc các bệnh về bạch cầu, ung thư máu thì số lượng tế bào bạch cầu tăng trong một thể tích máu tăng,… và giảm khi bị suy tủy, thiếu hụt Vitamin B12 hoặc Folate, nhiễm khuẩn, giảm sản,...
Đọc kết quả xét nghiệm máu đúng hay sai phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của y bác sĩ và độ chính xác của thiết bị phân tích
HBG Hemoglobin - Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu
Giới hạn bình thường: Nữ 120 - 150 g/L; Nam 130 - 170 g/L.
Chỉ số Hemoglobin tăng trong các trường hợp dị ứng, hội chứng tăng hồng cầu, tắc nghẽn phổi mạn tính, bệnh mạch vành, giảm lưu lượng máu,... và giảm khi thai nghén hoặc mất máu,...
MCV Mean Corpuscular Volume - Thể tích trung bình của hồng cầu
MCV được xác định nhờ vào hai yếu tố là Hematocrit và số lượng tế bào hồng cầu.
Giới hạn bình thường: 75 - 96 fL.
Thể tích trung bình của hồng cầu sẽ tăng khi thiếu hụt Vitamin B12, thiếu Acid Folic, bệnh gan, người nghiện rượu, suy tuyến giảm hay thoái hóa xương, tủy,... và giảm khi thiếu hụt sắt, hồng cầu Thalassemia và các vấn đề liên quan Hemoglobin, thiếu máu, suy thận nhiễm độc,...
MCH Mean Corpuscular Hemoglobin - Lượng Hemoglobin có trong một tế bào hồng cầu
Giá trị bình thường: 24 - 33 pg.
Chỉ số MCH tăng trong trường hợp thiếu máu đa sắc hồng cầu, chứng hồng cầu dị dạng hình tròn di truyền, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh và giảm khi có dấu hiệu thiếu sắt, thiếu máu hay thời điểm máu đang trong quá tình tái tạo.
MCHC Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration - Nồng độ Hemoglobin trong một thể tích máu
MCHC được xác định thông qua các giá trị là Hemoglobin và Hematocrit.
Giá trị bình thường: 316 - 372 G/L.
Chỉ số MCHC trong các trường hợp MCH tăng và giảm khi quá trình thiếu máu đang tái tạo hoặc giảm Folate, Vitamin B12,...
NEUT Neutrophil - Bạch cầu trung tính
Giá trị bình thường của NEUT trong khoảng từ 43-76%. Kết quả sẽ tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn, stress, ung thư, bệnh bạch cầu và giảm khi nhiễm virus, suy tủy, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị, hóa trị,...
LYM - Bạch cầu lympho
Giá trị bình thường: 0.9 - 5.2 G/L.
Các trường hợp bị nhiễm khuẩn, virus hay Tuberculosis,... lượng bạch cầu lympho sẽ tăng cao hơn mức bình thường và sẽ giảm thấp khi sức đề kháng yếu, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, ung thư,...
MONO Monocyte - Bạch cầu mono
Giá trị bình thường: 0.16 - 1.0 G/L.
Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc virus hay mắc các bệnh liên quan đến tế bào bạch cầu, rối loạn sinh tủy,... thì hàm lượng các bạch cầu đơn nhân có xu hướng tăng và giảm khi bị ung thư, sử dụng Glucocorticoid.
Kết quả xét nghiệm máu có thể chênh lệch về số lượng các chỉ tiêu đánh giá ở các cơ sở khác nhau
Tùy vào từng cơ sở và chỉ định khác nhau của bác sĩ mà kết quả xét nghiệm máu có sự chênh lệch về số lượng các chỉ tiêu đánh giá. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hoặc muốn được tư vấn kỹ hơn, có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC thông qua hotline:1900.56.56.56. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!