Tin tức
U phổi: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị
- 26/10/2022 |Có mấy loại u phổi? Bệnh u phổi có chữa được không?
- 10/11/2022 |Tôi có biểu hiện đau phổi là bị bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
- 30/08/2022 |U phổi lành tính có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
- 30/08/2022 |Bác sĩ giải đáp: U phổi có phải ung thư phổi không?
1. U phổi là gì?
U phổigồm 2 dạng là u ác tính (ung thư) và u lành tính, trong đó ung thư ác tính gồmung thư phổithứ phát và ung thư phế quản phổi nguyên phát. Tuy nhiên, mỗi khi nói đến bệnh u phổi tại Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến các bệnh ung thư nguyên phát ở phổi (hay ung thư phổi - phế quản).
U lành tính ở phổi khá thường gặp, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong nhu mô phổi, bệnh phát triển chậm, chủ yếu là u mô thừa, u tuyến phế quản, u loạn sản sụn ở phổi,...
U ác tính ở phổi:
U ác tính thứ phát hình thành do những tế bào ung thư ở những cơ quan khác di căn đến phổi thông qua đường máu hoặc đường bạch huyết.
U ác tính nguyên phát là một trong bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất. Bệnh có liên quan đến nghề nghiệp, môi trường sống, có thói quen hút thuốc lá (ung thư phổi do hút thuốc chiếm đến 80 - 90%). Bệnh ở giai đoạn đầu ít triệu chứng và thường bị nhầm tưởng là các bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường nên người bệnh chủ quan, dễ bị bỏ qua. Đến khi phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn sau, thậm chí giai đoạn cuối, di căn nhiều nơi nên việc điều trị rất khó khăn và tỷ lệ tử vong rất cao.
U phổi gồm có 2 dạng là u ác tính và u lành tính
2. Nguyên nhân gây u phổi
U ở phổi hình thành do sự bất bình thường của cấu tạo, chức năng và phân chia ở phế bào. Có nhiều lý do gây ra sự bất thường này, chẳng hạn:
2.1. Phổi tổn thương
Chức năng phổi suy giảm trên phổi xuất hiện những vết thương, vết sẹo sau hậu phẫu hoặc nhiễm trùng (nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus lao,..) cũng là nguyên nhân dẫn đến u ở phổi. Tuy nhiên, hầu hết các khối u này đều lành tính.
2.2. Ô nhiễm không khí
Không khí ngoài trời ô nhiễm cũng tạo ảnh hưởng đến sự gia tăng nguy cơ cao bị u ở phổi. Theo ước tính, khí thải, bụi mịn là lý do của 1 - 2% trường hợp bị ung thư phổi.
2.3. Di truyền
Có khoảng 8% trường hợp mắc bệnh u phổi có mối quan hệ đến những yếu tố về gen di truyền. Một người có bình thường có người thân trong gia đình bị bệnh ung thư phổi thì khả năng mắc bệnh tăng gấp 2.4 lần.
2.5. Thuốc lá
Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến u phổi cho đến hiện nay, chủ yếu là bệnh ung thư phổi. Có hơn 4000 hóa chất có trong khói thuốc lá, trong đó có đến hơn 200 loại chất độc hại có thể gây ung thư có chứa trong khói thuốc lá, như benzopyrene, buta-1 3- dien. Vì vậy, việc hút nhiều thuốc lá dù là thụ động (hít phải khói thuốc từ người đang hút thuốc) hay chủ động đều có khả năng cao bị ung thư phổi.
Thuốc là là tác nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư phổi
2.6. Các yếu tố khác
Các yếu tố dưới đây cũng là một trong những tác nhân gián tiếp gây ra ung thư phổi
Một số sản phẩm kim loại (hợp chất crom VI, nhôm, chất vô cơ, asen,...).
Bức xạ tia gamma, tia X, plutoni, ion hóa.
Khí độc (lưu huỳnh, methyl ete, hơi sơn,...).
2.7. Đối tượng có khả năng bị u phổi
Người trưởng thành có độ tuổi trên 40.
So với nữ, khả năng bị u phổi của nam giới cao hơn.
Những người thường xuyên làm việc trong không khí ô nhiễm, chẳng hạn công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất sắt thép, sơn, xi măng,...
Bệnh nhân viêm phổi, lao, bụi phổi,...
Người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân bị u ở phổi.
3. Triệu chứng, dấu hiệu của u phổi
3.1. Giai đoạn đầu
U phổi thường phát triển âm thầm trong giai đoạn đầu, các biểu hiện thường không cụ thể và rõ ràng. Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì khối u ở phổi đã xâm lấn xung quanh, phát triển to hoặc di căn sang nơi khác.
Các biểu hiện giai đoạn đầu của u phổi không đặc hiệu như:
Khó thở mức nhẹ, ngực đau tức.
Ho khan, đôi khi ho ra máu.
Sốt, mệt mỏi, cân nặng sụt giảm,...
3.2. Giai đoạn tiến triển
Khi u ở phổi chuyển sang giai đoạn tiến triển, nhất là giai đoạn cuối, người bệnh thường có các dấu hiệu như:
Khó thở.
Khàn tiếng.
Hội chứng Pancoast (tĩnh mạch chủ trên bị đè ép gây khó thở, phù cổ và mặt, tím tái mặt,...).
Hội chứng Horner (co đồng tử, tổn thương sụp mi cùng bên, mồ hôi không bài tiết,...).
Bệnh nhân có khối u ở phổi thường thấy khó thở trong giai đoạn bệnh tiến triển
Ngoài hình thức khám lâm sàng, bác sĩ còn có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các biện pháp xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bệnh u ở phổi như: soi phế quản, X-quang, sinh thiết, chụp cắt lớp,...
4. Điều trị bệnh u phổi
Đối với trường hợp u lành tính: người bệnh không cần điều trị, định kỳ thăm khám để theo dõi
Đối với trường hợp u phổi ác tính: Có 3 hình thức chữa bệnh phổ biến là xạ trị,hóa trịvà phẫu thuật. Tùy vào giai đoạn bệnh và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra loại hình điều trị thích hợp.
4.1. U phổi lành tính
Dạng u ở phổi này không đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân và không tạo thành mối nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp đều được bác sĩ theo dõi trong 1 - 2 năm thay vì điều trị để kiểm tra xem có khả năng tiến triển thành u ác tính hay không.
U ở phổi lành tính thường không thực hiện điện trị thay vào đó là theo dõi định kỳ
4.2. Ung thư phổi
U ác tính ở phổi được phân thành 2 nhóm chính, dựa vào hình thức giải phẫu bệnh là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Dựa vào giai đoạn bệnh và loại ung thư phổi sẽ có biện pháp chữa trị khác nhau.
4.2.1. Ung thư phổi tế bào nhỏ
Thực hiện chữa bệnh theo từng giai đoạn, đa số là tiến hànhxạ trịvà hóa trị
Giai đoạn khu trú: Kết hợp hóa trị và xạ trị. Thực hiện dự phòng xạ trị não để ngăn ngừa tình trạng khối u di căn đến não. Biện pháp phẫu thuật vẫn chưa được đánh giá cao đối với giai đoạn này.
Giai đoạn di căn: Khiung thư phổikhông được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc hoặc phát hiện muộn thì có thể bệnh đã tiến triển sang giai đoạn di căn, khối u có thể di căn hạch, di căn gần hoặc xa, vì vậy hóa trị là phương pháp điều trị chủ yếu ở giai đoạn này.
4.2.2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Thực hiện chữa bệnh theo từng giai đoạn riêng biệt, chủ yếu là ứng dụng biện pháp phẫu thuật
Giai đoạn 1: Chủ yếu là phẫu thuật, toàn bộ phổi hoặc thùy phổi có chứa tế bào ung thư sẽ bị cắt bỏ.
Giai đoạn 2: Dựa vào kích thước và vị trí của u phổi mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc 1 phần phổi. Có thể tiến hành điều trị hỗ trợ thêm sau phẫu thuật bằng hóa trị hoặc xạ trị. Nếu người bệnh không thể tiến hành phẫu thuật, có thể thực hiện đồng thời hóa trị hoặc xạ trị.
Giai đoạn 3: Tùy vào vị trí ung thư để thực hiện phẫu thuật. Hóa trị hỗ trợ sẽ được áp dụng sau phẫu thuật để phòng ngừa bệnh tái phát. Nếu người bệnh không thể tiến hành phẫu thuật, có thể thực hiện đồng thời hóa trị hoặc xạ trị.
Giai đoạn 4: Mục tiêu chữa bệnh là kiểm soát khối u ở phổi càng lâu càng tốt, đồng thời làm tế bào ung thư suy giảm kích thước cũng như sự di căn của khối u. Biện pháp chữa trị trong giai đoạn này là điều trị sinh học, hóa trị hoặc chữa các biểu hiện kèm theo.
Tùy vào từng giai đoạn phát bệnh mà u ở phổi ác tính sẽ có biện pháp điều trị khác nhau
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnhu phổi. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức hữu ích, cũng như sớm nhận biết các dấu hiệu u ở phổi và tiến hành điều trị sớm. Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ, bạn có thể đến thăm khám tại chuyên khoa Hô hấpBệnh viện Đa khoa MEDLATECcàng sớm, càng tốt để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời. Quý khách có thể đặt lịch khám bằng cách gọi đến hotline1900 56 56 56của bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!