Tin tức

Vì sao bị đau mắt đỏ 1 bên? Điều trị bằng cách nào?

Ngày 02/06/2024
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh về mắt rất thường gặp. Trong đó, nhiều người bị viêm kết mạc ở cả hai mắt, nhưng cũng có những trường hợp chỉ bị một bên mắt. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn chỉ bị đau mắt đỏ 1 bên và cách điều trị bệnh ra sao?

1. Vì sao bị đau mắt đỏ 1 bên?

Khi ở một bên mắt xuất hiện tình trạng giãn mạch máu trong nhãn cầu gây ra những đường gân đỏ trong mắt được gọi làđau mắt đỏ1 bên. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

Đau mắt đỏ 1 bên có thể do vi khuẩn

Đau mắt đỏ 1 bên có thể dovi khuẩn

- Nhiễm khuẩn.

- Nhiễm virus.

- Dị ứng với bụi, nấm mốc, mỹ phẩm, kính áp tròng,...

- Do hóa chất bắn vào mắt.

- Do dị vật trong mắt.

- Do bị tắc tuyến lệ.

- Sử dụng kính áp tròng không đúng cách hoặc dùng những loại kính áp tròng chất lượng kém.

- Do lây nhiễm từ người bị đau mắt đỏ.

Nếu nhận thấy bị đau mắt đỏ 1 bên nhưng chưa tìm ra nguyên nhân thì bạn cũng cần chú ý chăm sóc nhiều hơn và theo dõi bên mắt còn lại. Việc vệ sinh mắt cũng cần được thực hiện khoa học và tách biệt rõ ràng giữa hai bên mắt.

Nếu các trường hợp bị đau mắt do virus hoặc vi khuẩn thì nguy cơ lây sang mắt còn lại là rất cao. Thông thường, mắt còn lại sẽ bị lây nhiễm sau 1 đến 2 ngày kể từ khi mắt đầu tiên xuất hiện triệu chứng bệnh. Một số biện pháp không thể phòng tránh được 100% mà chỉ có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm đau mắt đỏ sang mắt còn lại.

2. Triệu chứng đau mắt đỏ 1 bên

Khi bị đau mắt đỏ 1 bên, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng bệnh như sau:

- Đỏ mắt.

- Bị cộm và ngứa ở mắt, cảm giác giống như đang có một dị vật nào đó trong mắt.

- Bên mắt bị đau sẽ có xu hướng tiết nhiều dịch. Nếu là do vi khuẩn, dịch tiết từ mắt có thể là dịch mủ màu xanh hoặc vàng.

Mắt người bệnh có thể bị cộm ngứa

Mắt người bệnh có thể bị cộm ngứa

- Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.

- Mắt bị đóng màng, ghèn sau khi thức dậy, thậm chí 2 mắt còn bị dính vào nhau. Nguyên nhân là do khi người bệnh ngủ, vi khuẩn gây kích thích tiết dịch.

- Chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.

Bị đau mắt đỏ thường không gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng nhưviêm giác mạcbiểu mô có đốm, ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của người bệnh.

Trẻ em rất dễ bị đau mắt đỏ vì hệ miễn dịch còn yếu, do đó nếu thấy mắt trẻ có biểu hiện bất thường, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm. Với những trường hợp bị đau mắt đỏ kéo dài hơn 2 tuần cũng cần đi khám ngay lập tức, nhất là những bệnh nhân có biểu hiện như sau:

  • Sốt cao.
  • Mắt có nhiều ghèn màu vàng hoặc xanh.
  • Khi nhìn vào ánh sáng mạnh, người bệnh bị đau dữ dội.
  • Mắt nhìn mờ, cảm giác như có quầng sáng quanh đồ vật.

3. Điều trị bị đau mắt đỏ 1 bên bằng cách nào?

Các bác sĩ sẽ điều trị đau mắt đỏ 1 bên tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến:

- Với trường hợp bệnh do virus, người bệnh có thể không cần áp dụng các phương pháp điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Có thể áp dụng một số cách để cải thiện triệu chứng giúp mắt giảm sưng và ngứa, chẳng hạn như dùng khăn lạnh để đắp lên mắt.

- Nếu bệnh do vi khuẩn, có thể dùng thuốc nhỏ mắtkháng sinhtheo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng đối với những trường hợp mà nguyên nhân mắc bệnh là do virus hay dị ứng.

- Nếu bị đau mắt đỏ 1 bên là do hóa chất, việc đầu tiên cần làm đó là loại bỏ hóa chất ra khỏi mắt, rửa lại bằng nước sạch và nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp điều trị. Nếu mắt của bệnh nhân chỉ bị tổn thương nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ mắt cho người bệnh.

4. Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ lây bệnh khi bị đau mắt đỏ 1 bên?

Dưới đây là một số lưu ý giúp hạn chế nguy cơ lây đau mắt đỏ sang bên mắt còn lại và lây sang những người xung quanh:

- Không nên chạm tay vào mắt: Nếu bạn đang bị đau mắt đỏ 1 bên do vi khuẩn, bạn không nên dụi tay vào mắt để hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm cho mắt còn lại. Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân cẩn thận, kỹ càng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch hay các dung dịch sát khuẩn.

Không nên dụi tay lên mắt để tránh lây nhiễm bệnh

Không nên dụi tay lên mắt để tránh lây nhiễm bệnh

- Vệ sinh mắt thường xuyên bằng bông sạch và nước muối sinh lý. Lưu ý, sau khi vệ sinh xong thì cần vứt bông ngay vào thùng rác, tránh để vi khuẩn từ bông tiếp xúc với những đồ dùng xung quanh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang bên mắt còn lại hoặc lây nhiễm đau mắt đỏ cho người khác.

- Không tự ý nhỏ thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Đôi mắt rất nhạy cảm, nhất là khi mắt đang xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu nhỏ thuốc sai cách có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mắt.

- Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, không gối chung, không dùng chung thuốc nhỏ mắt, hay các loại mỹ phẩm hoặc một số đồ dùng cá nhân với người khác,... Khăn dùng để vệ sinh mắt, bạn cần giặt sạch trước và sau khi vệ sinh, đồng thời cần phơi dưới ánh nắng mặt trời để khăn được làm sạch tối đa.

Nên đi khám nếu mắt có biểu hiện bất thường

Nên đi khám nếu mắt có biểu hiện bất thường

- Nếu đang bị đau mắt đỏ thì bạn không nên đến những nơi công cộng để tránh lây bệnh cho người khác. Đặc biệt, trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ không nên đến trường để tránh lây nhiễm cho các bạn trong lớp.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ vì sao bị đau mắt đỏ 1 bên và cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh. Hiện nay, Chuyên khoa Mắt củaHệ thống Y tế MEDLATEClà địa chỉ y tế uy tín trong lĩnh vực thăm khám và điều trịcác bệnh về mắt. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám mắt, mời bạn liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map