Tin tức

Viêm gan B lây qua đường nào và các biện pháp phòng ngừa

Ngày 24/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Viêm gan B là một bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời để phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Việc nắm rõ viêm gan B lây qua đường nào là một cách giúp bạn phòng ngừa nhiễm bệnh tốt nhất. Dưới đây là những thông tin về con đường lây nhiễm virus HBV mà bạn có thể tham khảo.

1. Tổng quan về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây nên. Virus HBV có thể tồn tại ở trong điều kiện môi trường bình thường ít nhất 7 ngày. 

Những trường hợp chưa được tiêm phòng viêm gan B khi bị chủng virus này tấn công sẽ ủ bệnh trong khoảng 30 - 180 ngày. Bệnh nhân có thể bị nhiễm bệnh khoảng 30 - 60 ngày. Bệnh có khả năng tiến triển thành viêm gan mạn tính nếu không được điều trị kịp thời, nhất là với trẻ bị lây truyền bệnh lý từ mẹ. 

Viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm cao

Viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm cao

2. Giải đáp thắc mắc viêm gan B lây qua đường nào?

Như đã nói ở trên, viêm gan B là một dạng bệnh có khả năng lây nhiễm. Vậy viêm gan B lây qua đường nào, sau đây là lời giải đáp:

2.1. Lây truyền từ mẹ sang con

Đây là đường truyền lây nhiễm có nguy cơ cao nhất. Nếu cơ thể mẹ có nồng độ virus HBV cao và không tiến hành những cách thức để phòng ngừa lây nhiễm sang cho con thì có đến khoảng 90% em bé sau sinh được ghi nhận viêm gan B mạn tính. Có tất cả 3 con đường lây truyền virus HBV từ mẹ sang con bao gồm:

  • Khi đang mang thai: Trong giai đoạn này, các dưỡng chất từ mẹ sẽ truyền sang cho con bằng nhau thai. Vì virus HBV lây lan bằng đường máu nên tỉ lệ em bé bị nhiễm bệnh ở trong bụng mẹ chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên, mẹ bầu không được chủ quan và cần cẩn thận, không làm tổn thương nhau thai để tránh lây bệnh cho con. 
  • Chuyển dạ và sinh con: Giai đoạn này có tỷ lệ lây nhiễm khá cao, khoảng 90%. Khi mẹ bầu chuyển dạ, tử cung sẽ bắt đầu co thắt. Lúc này, các mạch máu xung quanh thai nhi cũng sẽ bị tác động và co thắt theo. Trong quá trình này, em bé có khả năng bị lây nhiễm virus viêm gan B khi tiếp xúc trực tiếp với máu của người mẹ hoặc dịch âm đạo trong quá trình sinh nở. 
  • Khi cho con bú: Dù DNA của chủng virus này được tìm thấy ở bên trong sữa mẹ có nồng độ tương đối thấp, thế nhưng em bé vẫn có khả năng bị lây nhiễm Tuy nhiên, nếu bé đã được tiêm phòng ngừa viêm gan B và thuốc miễn dịch toàn phần thì nguy cơ bị lây nhiễm do bú sữa mẹ là khá thấp. Ngoài ra, nếu phần ngực của mẹ bị thương chảy máu thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con cũng tương đối cao. 

Viêm gan B lây qua đường nào: Câu trả lời đầu tiên là lây truyền từ mẹ sang con

Viêm gan B lây qua đường nào là thắc mắc của nhiều người

2.2. Lây nhiễm bằng đường máu

Các virus viêm gan B với tỷ lệ lây truyền bằng đường máu tương đối cao. Bất cứ hình thức tiếp xúc với máu nào như phẫu thuật, xăm mình, truyền máu,... đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Nhiễm bệnh khi sử dụng chung ống kim tiêm cũng là một hình thức có tỷ lệ lây nhiễm lớn. Những ống tiêm đã qua sử dụng, dù bằng bất cứ hình thức nào đều có tồn tại virus và vi khuẩn. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh dịch lây lan nhanh chóng. 

Ngoài ra, nếu dùng chung vật khác có dính máu của người bị viêm gan B như dao cạo, bàn chải đánh răng,... cũng có nguy cơ nhiễm bệnh tương đối cao.

2.3. Lây nhiễm qua đường tình dục

Theo một báo cáo ghi nhận được của Mỹ, trung bình cứ 10 ca viêm gan B thì có khoảng 3 trong số đó bị lây bệnh do quan hệ tình dục. Khi quan hệ, nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ, bạn không chỉ có nguy cơ bị mắc các bệnh tình dục mà còn có thể bị lây nhiễm các căn bệnh khác. Viêm gan B cũng là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khi tiếp xúc với các dịch tiết từ cơ thể của người bệnh. 

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Để có phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán thông qua nhiều phương pháp, cụ thể:

3.1. Các biện pháp chẩn đoán

Một số các biện pháp xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán chính xác viêm gan B bao gồm: 

Bệnh lý được chẩn đoán thông qua các kết quả xét nghiệm

Bệnh lý được chẩn đoán thông qua các kết quả xét nghiệm

  • Xét nghiệm HBsAg: Đây là một loại kháng nguyên trên bề mặt của các virus HBV. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính tức là cơ thể đang bị nhiễm chủng virus này. 
  • Xét nghiệm Anti-HBs: Thông qua kết quả, bác sĩ có thể đánh giá được khả năng miễn dịch đối với virus HBV. Nếu kết quả là dương tính tức là cơ thể đã tạo ra những kháng thể để chống lại HBV nhờ được tiêm vắc xin hoặc đã điều trị khỏi trước đó. Nếu nồng độ kháng thể lớn hơn 10mUI/ml tức là cơ thể có khả năng tự bảo vệ khỏi virus HBV. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện thêm nhiều loại xét nghiệm khác như AST, ALT, HBeAg,... nhằm đánh giá về các chức năng gan, số lượng virus và khả năng phát triển của chúng. Thông qua kết quả xét nghiệm, người bệnh sẽ được xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

3.2. Phương án điều trị

Cho đến nay, viêm gan B vẫn chưa có một biện pháp điều trị nào đạt hiệu quả tốt và chữa trị dứt điểm. Vậy nên, toàn bộ quá trình điều trị bệnh lý đều nhằm mục đích khống chế lại sự phát triển của các virus HBV, giúp hạn chế các thương tổn lên gan và giúp người bệnh chung sống với bệnh lý một cách bình ổn nhất. Theo đó, biện pháp điều trị sẽ được áp dụng tùy theo tình hình thực tế:

  • Điều trị dự phòng trước giai đoạn phơi nhiễm.
  • Điều trị viêm gan B cấp tính: Chủ yếu là các phương án hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho người bệnh như nghỉ ngơi, cân bằng dinh dưỡng,...
  • Điều trị bệnh viêm gan B mạn tính: Sử dụng thuốc điều trị ở các dạng như uống, tiêm theo chỉ định của bác sĩ. 

Phương án điều trị sẽ được chỉ định tùy từng trường hợp cụ thể

Phương án điều trị sẽ được chỉ định tùy từng trường hợp cụ thể

4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B

Phương án phòng bệnh hiệu quả nhất hiện tại là tiêm phòng vắc xin. Trẻ sơ sinh nên được tiêm vắc xin trong khoảng 24 giờ sau khi chào đời và các liều tiêm nhắc lại được chỉ định. Người trưởng thành chưa bị nhiễm virus HBV thì nên tiến hành các loại xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm vắc xin. 

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng bệnh khác như:

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, không sử dụng lại kim tiêm. 
  • Áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ.
  • Xử lý các vết thương hở đúng cách, tránh để vi khuẩn, bụi bẩn,... xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh, đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Nên hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Trên đây là tổng hợp những thông tin có liên quan đến câu hỏi viêm gan B lây qua đường nào mà MEDLATEC đã cập nhật cho bạn đọc. Để được tư vấn kỹ hơn cũng như đặt lịch khám sức khỏe, Quý khách có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua số đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ
Baidu
map