Tin tức
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì? Chúng nguy hiểm thế nào?
- 08/06/2022 |Khám hậu Covid-19 cần chuẩn bị gì và ngăn ngừa di chứng hậu Covid-19 như thế nào?
- 16/05/2022 |Người bị Covid-19 nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục?
- 26/08/2022 |Tổng quan thông tin về Henipavirus
- 30/07/2022 |Phân biệt triệu chứng nhiễm COVID-19 (biến chủng BA.5), cúm A và sốt xuất huyết
1. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì?
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus có ARN sợi đơn, tên của nó được bắt nguồn từ việc các tế bào bị nhiễm bệnh hợp nhất thành một tế bào lớn.
Đây là dạng virus khi tấn công vào cơ thể sẽ gây nhiễm trùng tại phổi cũng như ở đường hô hấp, có thể dẫn tớiviêm phổi, viêm phế quản,... Khí hậu đông - xuân, xuân - hè là điều kiện lý tưởng cho chúng phát triển mạnh.
Đông - xuân, xuân - hè là các thời điểm Virus hợp bào hô hấp (RSV)thường hoạt động mạnh
Đối với trẻ em, hầu hết nhiễm virus này vào thời điểm trước hai tuổi. Chúng cũng có thể gây bệnh cho đối tượng là người lớn và thường thì sau khi nhiễm virus từ 2 tới 8 ngày triệu chứng sẽ xuất hiện.
Cũng giống với nhiều loại virus gây bệnh cho các cơ quan thuộc đường hô hấp, virus RSV đi vào cơ thể thông qua miệng, mũi hay mắt. Chúng cũng có thể tồn tại bên ngoài môi trường nhiều giờ, trên các đồ vật hay dụng cụ.
Chính vì điều này mà việc lây lan của chúng từ người sang cho người có thể qua các con đường: hắt hơi, ho, chạm tay vào dịch tiết từ người bệnh hoặc đồ vật có dính dịch tiết này, thậm chí là cả bắt tay, rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Bình thường, đối với người lớn hoặc trẻ em có sức khỏe tốt, triệu chứng do virus RSV gây ra có thể là các biểu hiện nhẹ, gần giống vớicảm lạnhnên việc chăm sóc tại nhà nhằm giảm, khắc phục triệu chứng mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với các trẻ và cả người lớn có bệnh nền hoặc sức khỏe yếu, triệu chứng có thể biểu hiện nặng và nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh thường gặp thời kỳ dưới 2 tuổi nên những đối tượng sinh non hoặc trẻ sơ sinh tiềm ẩn vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe có thể gặp biến chứng thành viêm phổi, phế quản, suy hô hấp gây nguy hiểm.
2. Triệu chứng khi trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Các triệu chứng khi nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) cũng là điều nhận được sự quan tâm.
Như trên đã nói, với những trẻ có sức khỏe, đề kháng tốt, việc nhiễm virus có thể chỉ biểu hiện với các triệu chứng nhẹ, gần như cảm lạnh, chẳng hạn: chảy nước mũi hay đau họng, ho,... Tình trạng bệnh trên sẽ tự hết sau vài ngày và không để lại di chứng gì cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau thì cha mẹ cần cẩn thận:
Trẻ thở nhanh nông, khò khè, tím môi, ngọn chi, rút lõm đồng ngực,...
Các dấu hiệu điển hình của viêm đường hô hấp, gồm: nước mũi chảy nhiều, ho nhiều, sốt cao, họng đau, có thể cả đau tai.
Trẻ thường kém ăn, bao gồm bỏ bú hoặc bú kém và bởi vậy mà trở nênmệt mỏi, ngủ không sâu, không ngon giấc.
Trẻ quấy khóc, lừ đừ, không nhanh nhẹn.
Triệu chứng nặng hơn đó là xuất hiện các dấu hiệu của việc cơ thể bị thiếu nước trầm trọng như: trẻ khóc mà không xuất hiện nước mắt, thời gian không đi tiểu kéo dài, da nhăn nheo, mắt trũng sâu.
Với trẻ vốn có bệnh nền liên quan tới đường thở hoặc trẻ sinh non, có thể xuất hiện việc ngưng thở trong 15 tới 20 giây.
Sốt cao lại ăn kém, bỏ bú khiến trẻ có thể bị thiếu nước nghiêm trọng
Biến chứng mà bệnh dẫn tới có thể còn là viêm tiểu phế quản hay viêm phổi với dấu hiệu:
Thở nhanh hơn so với thông thường hoặckhó thở, khò khè.
Triệu chứng ho càng trở nên trầm trọng hơn, dữ dội tới mức có thể kéo theo nôn ói.
Cơ thể bơ phờ, mệt mỏi, đờ đẫn, chán ăn.
Bệnh hầu hết đều không gây ra mối đe dọa với tính mạng trẻ song khi các triệu chứng nặng như sốt cao, khó thở hoặc bơ phờ, lờ đờ, ho nặng, nôn ói nhiều,... cần đưa ngay tới các cơ sở y tế để cấp cứu.
3. Biện pháp chẩn đoán virus hợp bào hô hấp (RSV)
Qua việc giải đáp được thông tin virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì thì có thể nói, việc chẩn đoán nguy cơ cũng như khả năng mắc bệnh được thực hiện với các bước cụ thể là:
Kết hợp khám lâm sàng cùng việc căn cứ vào yếu tố thời điểm nhiễm trùng. Với khám lâm sàng, việc dùng ống nghe để lắng phổi hoặc tiếng thở bất thường được chú trọng.
Đo oxy bão hòa trong máu để đánh giá mức độ so với trong điều kiện bình thường.
Xét nghiệm dịch tiết hoặc máu là cách xác định chính xác về sự tồn tại của virus trong cơ thể người bệnh.
Có thể thực hiện chụp x -quang để đánh giá nguy cơ viêm phổi.
4. Cách điều trị virus hợp bào hô hấp (RSV) thực hiện như thế nào?
4.1. Đối với trẻ nhiễm mà các biểu hiện nhẹ và không xảy ra biến chứng
Cha mẹ, người lớn có thể thực hiện việc chăm sóc tại nhà, trong đó chú trọng:
Sử dụng nước muối sinh lý 2 tới 3 giọt để thực hiện nhỏ mũi rồi hút dịch cho trẻ.
Giữ không gian nơi trẻ nằm được trong sạch, đủ ẩm, tránh xa khói thuốc bởi đây có thể là tác nhân dẫn tới nguy cơ hen suyễn sau này.
Động viên, cho trẻ ăn uống bình thường, đầy đủ chất. Có thể chia các bữa ăn nhỏ hơn, cho ăn đồ mềm, nước. Đặc biệt, chú trọng bổ sung nước cho cơ thể trẻ để làm dịu họng và loãng đờm.
Chỉ dùng các thuốc được bác sĩ chỉ định để tránh có thể dẫn tới tác dụng phụ hoặc nguy cơ không tốt, tái khám theo lịch.
Việc chăm sóc tại nhà cho trẻ cũng cần được bác sĩ hướng dẫn
4.2. Đối với trẻ có dấu hiệu, biểu hiện bất thường
Cha mẹ nên đưa con đi tới bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị, chăm sóc. Với những trường hợp dịch ra nhiều hoặc khò khè hay bội nhiễm,... bác sĩ có thể phải sử dụng cả kháng sinh hoặc trợ thở.
5. Cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Hiện nay, có rất nhiều chủng virus gây bệnh về đường hô hấp nguy hiểm và dễ lây lan, trong đó có RSV. Chính vì vậy, cha mẹ cần phòng ngừa cho con qua một số cách:
Hạn chế việc đưa con tới những nơi tập trung đông người, nhất là hạn chế tiếp xúc với những người xuất hiện các dấu hiệu bị bệnh như: sổ mũi, hắt hơi, ho, sốt,...
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ cho con, tránh khói thuốc, bụi bẩn,...
Thường xuyên lau rửa các bề mặt hoặc đồ đạc mà trẻ hay tiếp xúc, đặc biệt là những vật có nguy cơ chứa mầm bệnh.
Khi chăm sóc, chế biến thức ăn cho con, tay chân cần được rửa, khử trùng sạch sẽ.
Một số bé có nguy cơ bị nhiễm virus cao mà sức khỏe lại yếu, có thể được bác sĩ chỉ định việc dùng thuốc phòng palivizumab, tiêm vào bắp mỗi tháng 1 lần trong mùa dịch.
Trẻ cần tránh nơi thường tụ tập đông người và những người có nguy cơ nhiễm bệnh
Với những chia sẻ về virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì cùng một số biểu hiện bệnh và các cách phòng ngừa, hy vọng bạn đã có thêm thông tin cần thiết về RSV.
Có thể nói, đây cũng là dạng virus có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nên cha mẹ cần cẩn trọng để bảo vệ con mình. Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám kịp thời và hướng dẫn điều trị, chăm sóc.
Để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc đặt lịch khám tạiMEDLATEC, quý khách vui lòng gọi tới số1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!