Tin tức
Xét nghiệm AFP giúp phát hiện và chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi
- 23/12/2019 |Xét nghiệm H.pylori xác định khuẩn HP trong dạ dày
- 23/12/2019 |Xét nghiệm kháng thể kháng nhân giúp chẩn đoán bệnh tự miễn hệ thống
- 24/12/2019 |Những điều bạn nhất định phải biết về xét nghiệm PCR lao
1. Xét nghiệm AFP là gì?
AFPlà viết tắt của Alpha-fetoprotein - một loại protein được sản xuất bởi gan của thai nhi, xuất hiện nhiều trong máu của thai nhi. AFP qua được hàng rào nhau thai vào trong máu của người mẹ và hòa lẫn với AFP của mẹ. Vào những năm đầu sau khi sinh, trẻ sơ sinh có nồng độ AFP trong máu tương đối cao và sẽ giảm dần về mức thông thường. Nồng độ AFP trong máu của những người khỏe mạnh và không mang thai thường rất thấp, không vượt quá 10 ng/ml.
Đây là xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ của protein AFP trong huyết thanh của người mẹ. Thông qua việc định lượng nồng độ AFP trong máu có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý về gan của mẹ như ung thư gan, xơ gan, viêm gan,... cũng như phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Khi thai nhi được 15 - 20 tuần tuổi, mẹ có thể tiến hành làm xét nghiệm máu để định lượng mức AFP mà thai nhi sản sinh ra được hòa lẫn vào máu mẹ. Nồng độ AFP tăng có thể chỉ điểm cho một số dị tật bẩm sinh của thai như hội chứng Down, các dị tật về não (thai không có xương sọ, thoát vị não, khuyết bán cầu não, não úng thủy), các dị tật về ống cột sống (nứt ống sống, chẻ đôi ống sống),...
Xét nghiệm AFPnhằm kiểm tra nồng độ protein AFP có trong máu
2. Xét nghiệm AFP nên thực hiện khi nào?
Xét nghiệm được bác sĩ khuyến cáo thực hiện trong những trường hợp sau:
Tất cả thai phụ được 15 - 20 tuần nhằm sàng lọc một số dị tật bẩm sinh cho thai, xét nghiệm AFP được nồng ghép vào trong xét nghiệm triple test.
Nghi ngờ mắc các bệnh lý về gan:ung thư gannguyên phát,xơ gan, viêm gan cấp hoặc mãn tính,...
Phát hiện sớm khả năngung thưtái phát.
3. Quy trình làm xét nghiệm AFP
Trước khi tiến hành làm bất cứ xét nghiệm nào, bạn cũng nên tìm hiểu rõ về những cảnh báo và lưu ý cần thiết. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được thông tin đầy đủ và cụ thể nhất về vấn đề này.
Mẫu bệnh phẩm được sử dụng để làm xét nghiệm là máu tĩnh mạch lấy từ cánh tay và được đựng trong ống nghiệm chuyên dụng để gửi đi xét nghiệm. Sau khi thực hiện lấy máu, người bệnh có thể sẽ xuất hiện vết bầm tím nhỏ ở vị trí lấy máu. Tuy nhiên, tình trạng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sẽ nhanh chóng biến mất. Người bệnh có thể quay trở lại làm việc và sinh hoạt một cách bình thường ngay sau khi lấy máu xét nghiệm.
4. Xét nghiệm AFP có ý nghĩa như thế nào trong việc chẩn đoán bệnh?
4.1. Phát hiện sớm dị tật ở thai nhi
Dựa vàokết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định sớm được một số dị tật ở thai nhi. Cụ thể:
Nồng độ AFP thấp hơn 2,5 lần mức bình thường, hay nói cách khác là kết quả xét nghiệm âm tính và thai nhi có nguy cơ thấp mắc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần khám thai và siêu âm thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai.
Nồng độ AFP cao hơn 2,5 lần mức bình thường, hay nói cách khác là kết quả xét nghiệm dương tính, điều này cho thấy thai nhi có khả năng cao mắc dị tật bẩm sinh nhưhội chứng Down, dị tật về não, dị tật về ống sống,....
Dị tật bẩm sinh ở thai nhi có thể được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm
Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng khi nhận được kết quả xét nghiệm bất thường. Vì trong suốt thai kỳ, thai nhi có thể tạo ra nhiều AFP hơn bình thường khiến cho nồng độ AFP trong máu tăng cao hoặc là do mẹ đang sinh đôi, sinh ba (số lượng thai nhi nhiều có thể tạo ra nhiều AFP hơn). Đồng thời, kết quả xét nghiệm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề khác như cân nặng, bệnh lý về gan: viêm gan, xơ gan,...
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm bất thường, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho thực hiện thêm các xét nghiệm khác để tìm ra lý do chính xác nhất. Để xem thai phụ có mang đa thai hay không, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm để biết rõ hơn. Ngoài ra, xét nghiệm chọc ối cũng có thể được chỉ định tiến hành. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim mỏng và dài để lấy một lượng ối nhỏ từ túi ối sau đó gửi đi xét nghiệm.
4.2. Chẩn đoán ung thư gan
Đối với người trưởng thành bình thường và khỏe mạnh thì nồng độ AFP trong máu là từ 0 - 10 ng/ml. Nồng độ này có thể tăng cao khi bạn mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư,... Trong trường hợp nghi ngờ, bạn cần tiến hành thêm một số thăm dò khác để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm HCC wako,...
Xét nghiệm AFP giúp chẩn đoán ung thư gan
Nồng độ AFP đạt 500 - 1000 ng/ml trở lên là mức rất cao, đây thường là dấu hiệu của các bệnh ung thư. Những người mắc bệnh gan mà có nồng độ AFP cao hơn 200 ng/ml thì khả năng cao là người đó đã mắc bệnh ung thư gan.
Nếu một người có nồng độ tăng cao nhưng chưa vượt quá 200 ng/ml thì bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm HCC Wako (xét nghiệm kết hợp bộ ba AFP, AFP-L3 và PIVKA-II). Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao trong sàng lọc và phát hiện sớm ung thư gan nguyên phát, giúp phân biệt giữa ung thư gan và viêm gan, xơ gan.
5. Xét nghiệm AFP ở đâu Hà Nội uy tín và chính xác?
Hiện nay, bạn có thể tiến hành làm xét nghiệm này tại những bệnh viện lớn hay cơ sở y tế uy tín. Tuy nhiên, việc cân nhắc và lựa chọn địa điểm thực hiện xét nghiệm là vô cùng cần thiết giúp bạn tránh được tâm lý hoang mang, lo lắng trong trường hợp nhận được kết quả không chính xác. Tại Hà Nội, bạn có thể đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khi có nhu cầu làm xét nghiệm AFP.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự hào là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn, với:
Đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia và các giáo sư đầu ngành.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, cập nhật những công nghệ từ các quốc gia hàng đầu thế giới.
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, không rườm rà, phức tạp.
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, giá các dịch vụ được niêm yết và công khai với tất cả mọi người.
Có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline:1900 56 56 56để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!