Tin tức

Xơ hóa phổi nguyên nhân do đâu? Phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh

Ngày 16/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xơ hóa phổi khiến mô phổi bị cứng và sẹo hóa nên chức năng hô hấp bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng. Chi tiết hơn về bệnh xơ hóa phổi sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây để bạn đọc biết cách bảo vệ sức khỏe của mình.

1. Các yếu tố gây nên xơ hóa phổi

Xơ hóa phổi là bệnh lý xảy ra tại phổi do mô phổi bị tổn thương, xơ và sẹo hóa. Tình trạng này khiến cho mô phổi bị dày và cứng hơn, hoạt động của phổi khó duy trì như bình thường. Bệnh càng tiến triển, xơ sẹo càng tăng, khả năng hít thở ngày càng hạn chế và dễ xuất hiện tình trạng thở ngắn, thở hụt hơi.

Những yếu tố chính gây xơ hóa phổi có thể kể đến gồm:

- Độ tuổi: Tuy tỷ lệ xơ phổi thường cao hơn ở trẻ nhỏ nhưng quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng có thể khiến cho tuổi trung niên và người cao tuổi bị xơ hóa phổi.

- Giới tính: So với nữ giới thì nguy cơ xơ hóa phổi ở nam giới cao hơn.

- Môi trường sống và lao động: Người sống hoặc làm việc trong môi trường nhiều chất ô nhiễm, nghề xây dựng, nông nghiệp,... có nguy cơ phát triển bệnh xơ hóa phổi.

- Hóa trị và phóng xạ: Điều trị bằng hóa trị hoặc phóng xạ ở vùng ngực làm tăng nguy cơ xơ hóa phổi

- Yếu tố tự phát: 

+ Hút thuốc lá nhiều dễ phát triển xơ hóa phổi hơn người không hút thuốc.

+ Di truyền cũng được xem là yếu tố tự phát bởi đã có nghiên cứu chỉ ra rằng có sự thay đổi di truyền trong túi khí và protein ở đường hô hấp của bệnh nhân xơ hóa phổi tự phát.

- Virus: Đã có báo cáo về sự xuất hiện của triệu chứng xơ phổi sau khi mắc bệnh lý do virus như Epstein-Bar, herpes,… Yếu tố này vẫn đang được các nhà nghiên cứu xem xét.

Hút thuốc là là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ xơ phổi hóa

Hút thuốc là là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ xơ phổi hóa

2. Triệu chứng của bệnh xơ hóa phổi

Các triệu chứng xơ hóa phổi ở mỗi bệnh nhân chịu ảnh hưởng nhiều của tình trạng bệnh. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng xơ hóa phổi thường nhẹ hơn nhưng khi không được điều trị triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân xơ hóa phổi là: khó thở, ho khan, mệt mỏi, các cơ và khớp đau nhức, giảm cân không xác định được nguyên nhân, to bè các đầu ngón tay ngón chân,... 

Những triệu chứng trên đây có thể phát triển thành từng đợt cấp tính kéo dài hàng tháng, hàng tuần. Có những trường hợp các triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng trong thời gian ngắn, người bệnh phải cần sự hỗ trợ của máy thở. 

3. Chẩn đoán và điều trị xơ hóa phổi bằng cách nào?

3.1. Chẩn đoán

Chẩn đoán xơ hóa phổi cũng như quy trình chẩn đoán các bệnh lý khác. Việc trước tiên bác sĩ thực hiện là thăm khám lâm sàng với các câu hỏi về việc hút thuốc lá, môi trường sống và làm việc, hiện trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý gia đình,...

Sau quá trình này, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng cần thiết cho việc chẩn đoán xác định xơ hóa phổi như:

- Xét nghiệm máu: Loại trừ nguyên nhân bệnh lý khác cũng gây nên triệu chứng tương tự như xơ hóa phổi.

- Chụp X-quang phổi: Phát hiện hình ảnh mô sẹo trong xơ phổi.

- Chụp CT-Scanner phổi: Phát hiện sớm các tổn thương của xơ phổi như: tổ ong ở phổi, giãn phế quản co kéo, màng phổi dày,...

- Đo chức năng hô hấp: Kiểm tra rối loạn thông khí ở phổi.

- Đo khí máu động mạch: Xác định thiếu hụt oxy máu.

- Nội soi phế quản: Phân tích thành phần dịch phế quản để cung cấp cơ sở định hướng cho chẩn đoán.

- Sinh thiết phổi: Thực hiện qua quá trình nội soi lồng ngực, cung cấp cơ sở xác định nguyên nhân xơ hóa phổi.

Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ xơ phổi cần khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng

Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ xơ phổi cần khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng

3.2. Điều trị

Xơ hóa phổi không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ nhằm giảm thiểu các tác động của triệu chứng bệnh để cải thiện chất lượng sống và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Hiện nay, các phương pháp điều trị xơ hóa phổi được bác sĩ chỉ định thường gồm:

- Dùng thuốc

Người bệnh được kê đơn thuốc kháng viêm, thuốc chống xơ để giảm tiến triển của xơ phổi.

- Liệu pháp oxy

Thở oxy là phương pháp điều trị giúp người bệnh cải thiện tình trạng hô hấp và vận động. Nhờ vậy người bệnh sẽ có đời sống tinh thần và chất lượng giấc ngủ tốt hơn, các nguy cơ biến chứng được giảm thiểu.

- Phục hồi chức năng phổi

Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện bài tập hít thở để giảm mức độ khó chịu của cảm giác khó thở, nhờ đó cải thiện chất lượng hoạt động sống.

- Ghép phổi

Đây là giải pháp được cân nhắc khi đã điều trị bằng các phương pháp trên nhưng triệu chứng không cải thiện. Ghép phổi là phẫu thuật phức tạp, không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định. Sau ghép phổi, người bệnh vẫn có nguy cơ biến chứng nhiễm trùng, thải phổi.

Bệnh nhân xơ hóa phổi cần bỏ thuốc lá để tăng hiệu quả điều trị bệnh

Bệnh nhân xơ hóa phổi cần bỏ thuốc lá để tăng hiệu quả điều trị bệnh

3.3. Hỗ trợ điều trị xơ hóa phổi

Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ, bệnh nhân xơ hóa phổi cũng cần:

- Chấm dứt việc hút thuốc lá

Bệnh nhân nên tham gia chương trình cai thuốc lá dưới sự hỗ trợ của chuyên gia để lựa chọn được phương pháp phù hợp, giúp cai thuốc thành công.

- Cải thiện dinh dưỡng

Bệnh nhân xơ phổi cần nhiều năng lượng hơn bình thường để đảm bảo hoạt động thở. Điều này kết hợp với sức khỏe kém dễ khiến người bệnh bị giảm cân. Vì thế, chế độ ăn của bệnh nhân xơ hóa phổi cần được tăng cường thực phẩm giàu calo để bù lại phần năng lượng thiếu hụt. 

Ngoài ra, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn buổi ngày, tăng thực phẩm ít chất béo, ngũ cốc, rau củ và trái cây, thịt nạc,... 

- Vận động vừa sức

Người bị xơ hóa phổi vẫn cần thường xuyên vận động với các bài tập vừa sức để giảm căng thẳng và duy trì chức năng phổi. Các hoạt động như đi xe đạp, đi bộ,... thường là lựa chọn phù hợp hoặc người bệnh cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

- Nghỉ ngơi nhiều

Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ giúp người bệnh có thêm năng lượng để vượt qua sự mệt mỏi và tình trạng căng thẳng do xơ hóa phổi.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe và các bệnh lý Hô hấp, có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Hô hấp - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ
Baidu
map