Bác sĩ:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa:Hô hấp
Năm kinh nghiệm:7 năm
Ung thư gan là căn bệnh do sự tăng trưởng và phát triển quá mức của các tế bào ung thư trong gan. Ung thư gan được xem là căn bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong cao nhất tại Việt Nam trong các bệnh lý về ung thư (theo Globocan 2018). Mặc dù bệnh ung thư gan rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao, thế nhưng với sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện nay thì khả năng điều trị khỏi bệnh là có thể.
Ung thư gan là căn bệnh do sự tăng trưởng và phát triển quá mức của các tế bào ung thư trong gan
Bệnh nhân ung thư gan nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ quyết định khả năng sống sót cao hay thấp. Ngoài ra, giai đoạn tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và các yếu tố ngoại cảnh khác cũng sẽ góp phần đánh giá khả năng chữa trị thành công ung thư gan.
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh lý nền, phương pháp chẩn đoán bệnh và phác đồ điều trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư gan. Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đủ khả năng khám chữa các bệnh ung thư cần được quan tâm hàng đầu.
Có rất nhiều thắc mắc về cụm từ “nguyên phát” và “thứ phát” trong bệnh ung thư gan. Cụ thể:
Việc tìm hiểu nguồn gốc khối u là nguyên phát hay thứ phát đóng vai trò quan trọng quyết định sự lựa chọn phác đồ điều trị bệnh.
Triệu chứng bệnh điển hình của ung thư gan là:
Vàng mắt, vàng da
Ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào điển hình dễ phát hiện, do vậy người bệnh khi đến khám bệnh do có triệu chứng bất thường thì khả năng ung thư đã tiến triển tới giai đoạn giữa hoặc cuối. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích thực hiện khám bệnh định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao.
Tầm soát ung thư định kỳ đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao.
Không uống nhiều rượu bia
Không uống nhiều rượu bia
Tránh lây nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C
Không ăn các thực phẩm đã bị hỏng, bị mốc (đặc biệt là nấm mốc Aspergillus)
Giữ vệ sinh môi trường sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học,...
Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh
Ung thư gan được chia thành nhiều giai đoạn bệnh khác nhau như sau:
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh (Viêm gan B, viêm gan C, uống rượu nhiều, tiếp xúc hóa chất độc hại,...). Sau đó, sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư gan như:
Ung thư gan được chia thành nhiều giai đoạn bệnh khác nhau như sau:
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh (Viêm gan B, viêm gan C, uống rượu nhiều, tiếp xúc hóa chất độc hại,...). Sau đó, sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư gan như:
Chụp CT cản quang
Hầu hết trường hợp bệnh nhân ung thư gan giai đoạn sớm đều được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Các dạng phẫu thuật được thực hiện như sau:
Phẫu thuật cắt gan:
Trường hợp bệnh nhân ung thư gan không có tiền sử bị xơ gan sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt gan nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong và duy trì thời gian sống dài hơn. Đối với bệnh nhân có tiền sử bị xơ gan thì quyết định phẫu thuật cắt gan cần được xem xét kỹ lưỡng, hạn chế nguy cơ suy giảm chức năng gan hậu phẫu thuật. Thông thường, người bệnh phải thực hiện cắt thùy phải của gan sẽ có nguy cơ bị suy giảm chức năng gan cao hơn so với việc phẫu thuật cắt thùy trái.
Ba phương pháp cắt gan có kế hoạch thường gặp nhất là:
Trường hợp bệnh nhân ung thư gan không có tiền sử bị xơ gan sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt gan
Có thể sử dụng dao siêu âm trong điều trị ung thư gan nhằm giảm thiểu mất máu, hạn chế tổn thương tới các tổ chức lân cận, bảo tồn những phần gan lành,... Ngoài ra, trong trường hợp khối u nằm tại vị trí thuận lợi và có kích thước không quá lớn thì phương pháp cắt gan nội soi có thể được thực hiện.
Thắt động mạch gan:
Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân ung thư gan không còn cơ hội thực hiện cắt gan. Bác sĩ thực hiện thắt một phần hoặc toàn bộ các mạch máu dẫn tới gan nhằm mục đích ngăn chặn nguồn sống cho lá gan bị ung thư dẫn tới hoại tử ở trung tâm khối u. Khối u sẽ dần teo lại và các triệu chứng bệnh cũng dần được cải thiện. Bệnh nhân có tiên lượng sống không cao, chỉ khoảng 28% người bệnh ung thư gan có thể sống sau 6 tháng.
Ghép gan:
Phương pháp này được hiểu là cấy ghép gan mới khỏe mạnh cho người bệnh từ người hiến tạng. Kết quả cuộc đại phẫu có thành công hay không đòi hỏi khả năng sống và tiên lượng sống sau phẫu thuật của cả người bệnh và người hiến tạng. Mặc dù phương pháp này có tỷ lệ thành công rất cao thế nhưng chỉ có những bệnh nhân có đủ các yếu tố sau đây mới được thực hiện phẫu thuật ghép gan: Khối u gan có kích thước dưới 5cm, số lượng khối u không quá 3 khối, kích thước dưới 3cm và chưa có biểu hiện xâm lấn mạch máu. Gan người ghép phải phù hợp và không bị đào thải trong cơ thể người nhận.
Bên cạnh các phương pháp điều trị ung thư gan điển hình là phẫu thuật thì một số trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện điều trị khác (do không thể thực hiện phẫu thuật):
Tài liệu tham khảo:
1. Các phương pháp điều trị ung thư gan | ệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
2. Tổng hợp các cách điều trị ung thư gan đang được áp dụng hiện nay | CYSINA
3. Ung thư gan: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!